NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA LOÀI BƯỚM VÀNG CHANH DI CƯ (Catopsilia pomona Fabricius) (Lepidoptera: Pieridae)


Các tác giả

  • Hoàng Thị Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Bảo Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bướm vàng chanh di cư, sâu non, sinh sản, thức ăn, vòng đời

Tóm tắt

Vòng đời của bướm vàng chanh di cư (Catopsilia pomona Fabricius) trải qua bốn pha phát dục bao gồm trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành. Trứng hình bầu dục, màu trắng đục đến vàng; sâu non 5 tuổi, có 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng, màu xanh vàng đến xanh lục; nhộng màng, màu xanh lơ đến trắng ngà; trưởng thành có màu sắc phổ biến là vàng tươi, gốc cánh trước màu vàng chanh, mép cánh trước có một vệt viền đen nhỏ. Thời gian hoàn thành vòng đời dao động từ 26,5 – 31,0 ngày và 21,5 – 25,5 ngày ứng với nhiệt độ 28,8°C và 34,5°C. Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ban đầu gặm ăn biểu bì lá. Sâu non từ tuổi 3 ăn toàn bộ lá, chỉ trừ lại gân lá. Do vậy, từ tuổi 3 chúng có thể gây ra thiệt hại lớn cho cây trồng, lượng thức ăn chiếm 72,33% tổng lượng thức ăn một đời sâu. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp khi nhiệt độ tăng, số lượng trứng đẻ/cái tăng theo, tuy nhiên khi nhiệt độ tăng quá cao, số lượng trứng đẻ/cái giảm mạnh. Trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hóa 1 ngày, đẻ nhiều nhất sau vũ hóa 3 ngày, trung bình 28,00 ± 1,83 trứng/cái/ngày. Trưởng thành có thời gian sống lâu nhất khi ăn mật ong nguyên chất, trung bình 5,25 ngày.

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-04-2019

Cách trích dẫn

Thị Hằng, H., & Bảo Thanh, L. (2019). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA LOÀI BƯỚM VÀNG CHANH DI CƯ (Catopsilia pomona Fabricius) (Lepidoptera: Pieridae). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 076–082. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/838

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>