XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH TỪ NUÔI CẤY LÁT MỎNG TẾ BÀO CÂY CỦ DÒM (Stephania dielsiana Y. C. Wu)


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Việt Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thùy Dương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Việt Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Huyền Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Từ khóa:

Cây dược liệu, Củ dòm, mô sẹo, nuôi cấy in vitro, nuôi cấy lát mỏng, vi nhân giống

Tóm tắt

Củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu) là cây dược liệu phổ biến có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Nhân giống in vitro thông qua nuôi cấy lớp mỏng tế bào là một phương pháp tiềm năng cho phép tạo ra lượng lớn cây con có năng suất và chất lượng tốt. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sát khuẩn bề mặt mẫu thân non bằng ethanol 70% trong 1 phút, sau đó khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút và nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng MS (Murashige T. và Skoog F.,1962) bổ sung 0,3 mg/l 6-benzylaminopurine (BAP); 30 g/l sucrose và 6,5 g/l agar cho tỉ lệ mẫu sạch là 85,96%, tái sinh chồi đạt 70,84% sau thời gian 4 tuần nuôi cấy. Cảm ứng tạo mô sẹo và tái sinh chồi trên môi trường MS bổ sung 1,2 mg/l BAP; 0,2 mg/l Kinetin; 0,3 mg/l NAA cho tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo 80,83%, mẫu tái sinh chồi đạt tỷ lệ 78,30% với thời gian tái sinh 19,13 ngày. Cảm ứng tạo đa chồi trên môi trường MS bổ sung 0,7 mg/l BAP; 0,2 mg/l Kinetin; 0,3 mg/l NAA cho hiệu quả nhân nhanh và kích thích tăng trưởng chồi tốt nhất, hệ số nhân chồi đạt 3,3 lần, chiều cao chồi đạt 3,83 cm, chồi mập, khỏe và có màu xanh. Chồi ra rễ  đạt 96,68% và chiều dài rễ trung bình 2,74 cm khi nuôi trên môi trường MS bổ sung 0,2 mg/l NAA; 0,3 mg/l IBA sau 4 tuần.

Tải xuống

Số lượt xem: 69
Tải xuống: 38

Đã Xuất bản

30/12/2018

Cách trích dẫn

Văn Việt, N., Thị Thùy Dương, N., Việt Hà, T., & Thị Huyền, P. (2018). XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH TỪ NUÔI CẤY LÁT MỎNG TẾ BÀO CÂY CỦ DÒM (Stephania dielsiana Y. C. Wu). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 032–039. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/883

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3