XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH BẠCH ĐÀN URÔ (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) TỪ MÔ SẸO PHỤC VỤ CHỌN DÒNG TẾ BÀO


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Việt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn Urô, đa chồi, đoạn thân mầm, mảnh lá mầm, mô sẹo, tái sinh

Tóm tắt

Tái sinh bạch đàn thông qua tạo đa chồi trực tiếp từ mô sẹo đã được xây dựng thành công. Kết quả cho thấy, dùng đoạn thân mầm 8 -10 ngày tuổi nuôi trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,4 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,2 mg/l BAP, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi trong tối 2 tuần, sau đó chuyển ra nuôi sáng với cường độ ánh sáng 2000 lux cho tỉ lệ tạo mô sẹo 97,8%. Tái sinh đa chồi trực tiếp từ mô sẹo trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,6 mg/l BAP, 0,1 mg/l Kinetin, 0,3 mg/l NAA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi dưới ánh đèn neon 2000 lux cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 71,8% và số chồi trung bình/mẫu đạt 8,5 sau 4 tuần nuôi cấy. Kích thích ra rễ tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,3 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 20 g/l sucrose,7 g/l agar, tỷ lệ ra rễ đạt 92.4%. Cây hoàn chỉnh được chuyển ra trồng trong bầu đất với thành phần ruột bầu là đất, cát sạch (1:1), tỷ lệ sống đạt 89%. Hệ thống tái sinh cây bạch đàn hiệu suất cao có thể áp dụng trong tạo giống bạch đàn bằng phương pháp chọn dòng tế bào mang biến dị soma có khả năng chịu mặn.

Tài liệu tham khảo

Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Thành Hải, Nguyễn Đức Huy, Lương Ngọc Thuận (2007). Sự phát sinh phôi của các tế bào sinh dưỡng thực vật. Tạp chí Công nghệ Sinh học 5.2: 133-149.

Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thi Muội (1997). Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng. NXB. Nông nghiệp Hà Nội: 62-104.

Lê Hồng Giang, Nguyễn Bảo Toàn (2010). Tạo mô sẹo và tái sinh chồi từ mô lá non cây Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.). Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, 16a 216-222.

Alves, ECSC, Xavier A., Otoni WC. (2004). Organogênese de explante foliar de clones de Eucalyptus grandis x Eucalyptus urophylla. Pesq Agrop Brasil, 39(5): 421-430.

Bandyopadhyay S., Cane K, Rasmussen G., Hamill J.D. (1999). Efficient plant regeneration from seedling explants of two commercially important temperate eucalypt species – Eucalyptus nitens and E. globules. Plant Science, 140: 189-198.

Cid LPB., Machado ACMG., Carvalheira SBRC., Brasileiro ACM. (1999). Plant regeneration from seedling explants of E. grandis x E. urophylla. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 56: 17-23.

Dibax R., Deschamps C., Bespalhok Filho J. C., Vieira LGE., Molinari HBC., De Campos MKF. And Quoirin M. (2010). Organogenesis and Agrobacterium tumefaciens- mediated transformation of Eucalyptus saligna with P5CS gene. Biologia Plantanrum, 54: 6-12.

Dibax R., C. L. Eisfeld, F. L. Cuquel, H. Koehler and M. Quoirin. (2005). Plant regeneration from cotyledonary explants of Eucalyptus camaldulensis. Scientia Agricola (Piracicaba, Brazil), 62: 406-412.

FAO (Food and Agriculture Organization) (2000). Global Forest Resource Assessment 2000. FAO Forestry Paper No. 140. Rome.

Hajari E., Watt M. P., Mycock D. J., McAlister B. (2006). Plant regeneration from induced callus of improved Eucalyptus clones. S. Afr. J. Bot., 72: 195-201.

Huang Z. C., Zeng F. H., Lu X. Y. (2010). Efficient regeneration of Eucalyptus urophylla from seedling-derived hypocotyls. Biologia Plantarum, 54: 131-134.

Tải xuống

Số lượt xem: 90
Tải xuống: 49

Đã Xuất bản

20/10/2017

Cách trích dẫn

Thị Hường, N., & Văn Việt, N. (2017). XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH BẠCH ĐÀN URÔ (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) TỪ MÔ SẸO PHỤC VỤ CHỌN DÒNG TẾ BÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (20-10), 026–033. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1001

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>