Vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) – loài đặc hữu và cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam


Các tác giả

  • Phạm Thành Trang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Thị Tuyến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tạ Thị Nữ Hoàng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phan Văn Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

bảo tồn, Cupressus tonkinensis, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Maxent, mô hình phân bố

Tóm tắt

Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) là loài đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam. Số lượng cá thể và môi trường sống của loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng do các tác động của con người và cháy rừng. Nghiên cứu này sử dụng 14 điểm phân bố ngoài tự nhiên, 15 nhân tố môi trường và mô hình Maxent để dự đoán vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài Hoàng đàn hữu liên và xác định các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phân bố của loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị trung bình của AUC là 0,997, điều này chứng minh rằng độ chính xác của mô hình dự đoán là rất cao. Trong số các nhân tố môi trường, đóng góp của các nhân tố đẳng nhiệt (bio_03), lượng mưa trung bình năm (bio_12), khoảng cách đến vùng đá vôi (karst), độ cao (elevation) và biên độ nhiệt hàng năm (bio_07) vào mô hình là cao nhất. Diện tích vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài khoảng 2050 km2 tập trung chủ yếu ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn, vùng giáp ranh giữa tỉnh Lạng Sơn và Trung Quốc ở phía Đông Bắc, vùng giáp ranh giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang ở phía Đông Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học cho công tác quản lý và bảo tồn loài đặc hữu và có nguy cơ bị tuyệt chủng này.

Tải xuống

Số lượt xem: 63
Tải xuống: 27

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Thành Trang, P., Thị Tuyến, P., Thị Nữ Hoàng, T., & Văn Dũng, P. (2023). Vùng phân bố thích hợp tiềm năng của loài Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) – loài đặc hữu và cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 116–125. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/123

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả