ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Dương Trung Hiếu Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
  • Cấn Kim Hưng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
  • Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bảo tồn, đa dạng thực vật, giá trị sử dụng, hệ thực vật, Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Tóm tắt

Hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng về thành phần loài, công dụng, phổ dạng sống và giá trị bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 1246 loài, 684 chi và 180 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đất - Lycopodiophyta, Mộc tặc - Equisetophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông - Pinophyta và Ngọc lan - Magnoliophyta. Nghiên cứu đã bổ sung 01 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam là Dó vân nam (Aquilaria yunnanensis S. C. Huang), thuộc Họ Trầm (Thymelaeaceae); bổ sung 12 họ, 67 chi và 218 loài cho hệ thực vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Hệ thực vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng đa dạng về công dụng với 1899 công dụng và được chia thành 06 nhóm công dụng khác nhau, trong đó nhóm cây làm thuốc và cho gỗ chiếm ưu thế. Hệ thực vật tại Đồng Sơn – Kỳ Thượng có 05 nhóm dạng sống, trong đó nhóm chồi trên (Ph) là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 73,84% thể hiện tính chất nhiệt đới của hệ thực vật. Bên cạnh tính đa dạng về thành phần loài và dạng sống thì hệ thực vật khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng còn có giá trị bảo tồn cao với 115 loài bị đe dọa trên phạm vi trong nước và quốc tế, trong đó có 53 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 45 loài trong danh lục đỏ của IUCN (2019), 14 loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 41 loài trong danh lục của Công ước CITES.

Tải xuống

Số lượt xem: 41
Tải xuống: 21

Đã Xuất bản

28/06/2019

Cách trích dẫn

Trung Hiếu, D., Kim Hưng, C., & Văn Sâm, H. (2019). ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 076–083. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/801

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2