THÀNH PHẦN LOÀI VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN THỰC VẬT NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERM) TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN


Các tác giả

  • Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bảo tồn, hạt trần, thực vật, vườn quốc gia Hoàng Liên

Tóm tắt

Thực vật ngành Hạt trần (Gymnosperm) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai khá đa dạng và phong phú với 11 loài, thuộc 11 chi và 6 họ, trong đó họ Dây gắm (Gnetaceae) có 1 loài, họ Đỉnh Tùng (Cephalotaxaceae) có 1 loài, họ Hoàng đàn (Cupressaceae) có 2 loài, họ Kim giao (Podocarpaceae) có 3 loài, họ Thông đỏ (Taxaceae) có 2 loài và họ Thông (Pinaceae) có 2 loài. Thực vật ngành Hạt trần tại khu vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao với toàn bộ 11 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN 2012, 6 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 5 loài thuộc nghị định 32CP của Chính Phủ năm 2006. Các loài thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Hoàng Liên phân bố từ độ cao 1000m đến trên 3000m so với mực nước biển, trong đó tập trung nhiều ở độ cao từ 1500m đến 2000m với 82% tổng số loài Hạt trần toàn khu vực. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được tình hình phân bố, thực trạng bảo tồn và đặc điểm tái sinh 03 loài thực vật hạt trần quý hiếm tại khu vực nghiên cứu là Thông đỏ - Taxus wallichiana Zucc, Dẻ tùng sọc trắng - Amentotaxus argotaenia (Hance)  Pilger và Đỉnh tùng - Cephalotaxus mannii Hook.f.

Tải xuống

Số lượt xem: 35
Tải xuống: 71

Đã Xuất bản

28/06/2013

Cách trích dẫn

Văn Sâm, H. (2013). THÀNH PHẦN LOÀI VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN THỰC VẬT NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERM) TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 036–043. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1409

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>