THỰC TRẠNG NƯƠNG RẪY VÀ MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG TRÊN ĐẤT NƯƠNG RẪY THEO HƯỚNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI VÙNG HỒ YÊN LẬP, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Dương Trung Hiếu Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
  • Nguyễn Thanh Hà Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc

Từ khóa:

Hồ Yên Lập, nông lâm kết hợp, nương rẫy, phòng hộ, phục hổi rừng

Tóm tắt

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng trên đất nương rẫy theo hướng nông lâm kết hợp (NLKH) nhằm cung cấp nông sản và lâm sản ngoài gỗ tại vùng phòng hộ hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện từ năm 2009 đến 2012. Các mô hình đã được thiết lập bao gồm: Trồng Keo tai tượng kết hợp với Khoai sọ; trồng Keo tai tượng kết hợp với Gừng; mô hình phục hồi rừng bằng Chẹo tía kết hợp với Ba kích; mô hình phục hồi rừng bằng Táu ruối kết hợp với Mây nếp. Những diện tích canh tác nương rẫy trước đây của đồng bào được thay thế bằng những mô hình trồng rừng Keo tai tượng thuần loài, trồng rừng kết hợp với trồng Dứa; trồng Keo tai tượng kết hợp với  nuôi lợn rừng, nhím, gà đồi; trồng Keo tai tượng với Vải; mô hình trang trại... mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho đồng bào. Hiện nay việc phát triển các mô hình trồng rừng trên đất rừng phòng hộ vẫn mang tính chất tự phát, người dân còn lấn chiếm vào diện tích rừng phòng hộ hồ Yên Lập. Việc phục hồi lại hệ sinh thái rừng trên đất nương rẫy cho khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập theo hướng bền vững đòi hỏi cần được tiến hành để đảm bảo cho công trình thuỷ lợi hồ Yên Lập được bền vững, đáp ứng phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt cho một khu vực rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-09-2013

Cách trích dẫn

Trung Hiếu, D., & Thanh Hà, N. (2013). THỰC TRẠNG NƯƠNG RẪY VÀ MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG TRÊN ĐẤT NƯƠNG RẪY THEO HƯỚNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI VÙNG HỒ YÊN LẬP, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 022–029. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1454

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả