ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ CHIỀU DÀI SỢI GỖ ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Dương Văn Đoàn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Tử Kim Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

chiều dài sợi gỗ, Keo tai tượng, khối lượng thể tích, MOE, MOR

Tóm tắt

Khối lượng thể tích (KLTT), chiều dài sợi gỗ (CDSG), độ bền uốn tĩnh (MOR), và mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) của gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 tuổi trồng tại Thái Nguyên được tiến hành thí nghiệm điều tra. Các mẫu gỗ có kích thước 20 (xuyên tâm)  20 (tiếp tuyến)  300 (dọc thớ) mm được cắt tại 10, 50, và 90% chiều dài bán kính hướng từ tâm ra vỏ tại chiều cao 1,3 m tính từ mặt đất. Giá trị trung bình của KLTT, CDSG, MOR và MOE lần lượt là 0,51 g/cm3, 0,61 mm, 69,19 MPa, và 8,69 GPa. Giá trị trung bình của các tính chất được đo trong nghiên cứu này đều có xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng KLTT và CDSG đều có mối tương quan tuyến tính dương với các tính chất cơ học của gỗ. Điều này gợi ý rằng các thông số CDSG và KLTT có ảnh hưởng rõ ràng đến các tính chất cơ học và có thể được sử dụng để dự đoán MOR và MOE của gỗ Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên. Bên cạnh đó kết quả phân tích thống kê cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ ràng (P < 0,05) về giá trị trung bình của các tính chất gỗ giữa các vị trí theo bán kính hướng từ tâm ra vỏ được đo trong thí nghiệm này, đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các công ty chế biến tham khảo trong việc lựa chọn các thông số công nghệ để gia công chế biến gỗ Keo tai tượng.

Tải xuống

Số lượt xem: 19
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

12/08/2020

Cách trích dẫn

Văn Đoàn, D., & Tử Kim, N. (2020). ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ CHIỀU DÀI SỢI GỖ ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 144–150. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/753

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ