PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


Các tác giả

  • Trần Văn Hùng Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Vũ Thu Hương Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Cơ hội, hội nhập quốc tế, phát triển, thách thức, thị trường đồ gỗ

Tóm tắt

Bài viết nhằm nêu rõ thực trạng phát triển của thị trường đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những cơ hội và thách thức phát triển thị trường đồ gỗ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua nhu cầu đồ gỗ thế giới rất lớn và tăng trưởng ổn định trên 3%/năm, ngành đồ gỗ của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận như: kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của ngành tăng nhanh; sản phẩm gỗ và đồ gỗ ngày càng phong phú và đa dạng; sản phẩm gỗ sản xuất ngày càng có gia tăng cao; được tiêu thụ ở nhiều quốc gia và thị trường lớn trên thế giới; nguyên liệu gỗ sử dụng cho sản xuất ngày được tự chủ và có nguồn gốc hợp pháp. Song đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ mới chiếm một phần nhỏ so với thị phần của thế giới; ngành chế biến gỗ cũng gặp những thách thức là phải đối mặt với việc gia tăng xu hướng bảo hộ của Chính phủ các nước đối tác; sản phẩm xuất khẩu vẫn chủ yếu là sản phẩm thô; thị trường tiêu thụ nội địa chưa được khai thác triệt để và thiếu những chính sách hỗ trợ tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, bài viết phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường đồ gỗ nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, hiệp hội chế biến gỗ Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến gỗ nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến gỗ trong thời gian tới.

Tải xuống

Số lượt xem: 61
Tải xuống: 77

Đã Xuất bản

28/10/2019

Cách trích dẫn

Văn Hùng, T., & Thu Hương , V. (2019). PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 158–170. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/681

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>