HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM


Các tác giả

  • Vũ Thu Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Văn Hùng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Mai Hương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Công nghiệp, chế biến gỗ, sản phẩm gỗ, TPP

Tóm tắt

Trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, sản phẩm đã được tiêu thụ rộng rãi ở 120 quốc gia trên thế giới. Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng từ 1.200 doanh nghiệp năm 2000 lên đến hơn 3.000 doanh nghiệp tính đến hết năm 2013. Là một trong năm ngành xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng từ 219 triệu USD (năm 2000) lên trên 3,9 tỷ USD (năm 2011) và 4,68 tỷ USD (năm 2013), góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2013 lên mức 27,5 tỷ USD. Trong bối cảnh quốc tế mới và tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - Trans Pacific strategic economic Partnership agreement) thì việc nhận diện những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ nhằm đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần nâng cao vị thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta là điều cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường chung và thống nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Thu Hương, V., Văn Hùng, T., & Thị Mai Hương, L. (2014). HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 136–144. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1357

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>