NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ONG ĂN LÁ MỠ (Shizocera sp.) TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN


Các tác giả

  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Bảo Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thị Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biện pháp phòng chống, đặc điểm sinh học, Ong ăn lá mỡ (Shizocera sp.).

Tóm tắt

Bằng phương pháp kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó và thực hiện một số thí nghiệm nhân nuôi sinh học kết hợp thực hiện các thí nghiệm thử nghiệm một số biện pháp phòng chống Ong ăn lá mỡ tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, kết quả ghi nhận: Ong ăn lá mỡ (Shizocera sp.) trải qua 4 giai đoạn phát triển là trứng, sâu non (5 tuổi), nhộng và trưởng thành. Sâu non có tập tính sống thành từng chùm (di chuyển và ăn theo đàn) từ khi nở cho đến khi hóa nhộng, mỗi chùm 20 - 150 con, sâu non đẫy sức di chuyển từ trên cây xuống đất hóa nhộng. Việc phòng chống Ong ăn lá mỡ có thể thực hiện tốt nếu kịp thời phát hiện và phun đúng liều lượng các loại thuốc khi sâu non ở giai đoạn tuổi 1 và 2, hiệu quả phòng trừ có thể đạt 85 - 90%. Ngoài ra, sử dụng bẫy dính màu vàng để thu bắt trưởng thành Ong ăn lá mỡ với mật độ đặt bẫy là 300 bẫy/ ha, độ cao đặt bẫy là 2m cũng cho kết quả khả quan. Một khuyến cáo từ nghiên cứu này là không nên trồng Mỡ với mật độ quá dầy, tối đa là 2.500 cây/ha, đồng thời nên trồng hỗn hợp nhiều giống Mỡ khác nhau hoặc trồng xen Mỡ với một số loài cây gỗ khác trên cùng một khu vực.

Tải xuống

Số lượt xem: 59
Tải xuống: 7

Đã Xuất bản

28/10/2019

Cách trích dẫn

Thế Đồi, B., Bảo Thanh, L., & Thị Hằng, H. (2019). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ONG ĂN LÁ MỠ (Shizocera sp.) TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 059–068. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/665

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>