ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÁO VÀNG (Nauclea orientalis L.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM


Các tác giả

  • Nguyễn Xuân Hùng Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Bùi Việt Hải Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

biên độ sinh thái, chế độ che sáng, chế độ nước, hàm phản hồi, phạm vi chống chịu, tối ưu sinh thái

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng và hàm lượng nước tưới đến sinh trưởng của cây con Gáo vàng (Nauclea orientalis L.) trong giai đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm. Mục tiêu nghiên cứu này là xác định tỷ lệ che sáng và hàm lượng nước tưới thích hợp đối với sinh trưởng của cây con Gáo vàng. Vai trò của ánh sáng và nước đối với sinh trưởng của cây con Gáo vàng được xác định bằng phương pháp sinh thái học thực nghiệm. Tỷ lệ che sáng bao gồm 5 mức: Không che sáng, 20%, 40%, 60% và 80%. Hàm lượng nước tưới bao gồm 5 mức: 10, 12, 14, 16, 18 l/m2/ngày. Tỷ lệ che sáng và hàm lượng nước tưới thích hợp được xác định bằng phương pháp hàm phản hồi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Gáo vàng là loài cây cần nhiều ánh sáng. Mức độ che sáng thích hợp cho cây con Gáo vàng trong giai đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm là 16%. Gáo vàng là loài cây cần nhiều nước. Hàm lượng nước tưới thích hợp cho cây con Gáo vàng trong giai đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm là 13 l/m2/ngày.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

08-12-2020

Cách trích dẫn

Xuân Hùng, N., & Việt Hải, B. (2020). ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÁO VÀNG (Nauclea orientalis L.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 020–027. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/647

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng