HIỆU QUẢ LÂM SINH CỦA KỸ THUẬT CHUYỂN HÓA RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ VĂN HOÁ ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Trần Văn Mùi Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
  • Bùi Việt Hải Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Xuân Hoàn Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấu trúc lâm phần, chuyển hoá rừng, hiệu quả lâm sinh, khu bảo tồn

Tóm tắt

Bài viết phản ánh một số kết quả đánh giá hiệu quả về mặt lâm sinh của biện pháp kỹ thuật chuyển hóa đối với những đặc trưng cơ bản của cấu trúc rừng tầng cây gỗ rừng tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Kết quả cho thấy có sự ổn định về số lượng cá thể cây cũng như số lượng loài trước và sau chuyển hoá. Các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm tới 20% trong tổ thành rừng. Sau 3 năm tác động, đã tạo ra được sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng chiều cao. Đối với đường kính của lâm phần có tăng lên nhưng chưa đủ tạo nên khác biệt có ý nghĩa về phương diện thống kê. So với chỉ tiêu đường kính và chiều cao cây, sự thay đổi của đường kính tán là rõ rệt nhất dù chỉ sau 2 năm tác động. Từ kết quả phân bố N/H, kỹ thuật chuyển hoá đã tạo điều kiện cho lớp cây tầng dưới vươn lên bằng với lớp cây tầng chính của lâm phần; đối với phân bố N/D, điểm giống nhau cho tất cả các trạng thái đều là phân bố giảm, đường biểu diễn giảm rất nhanh từ cấp đường kính 8 cm đến 24 cm. Đồng thời với sự tăng lên rõ rệt về sinh trưởng Hvn và đường kính tán Dt; chuyển hoá rừng cũng làm thay đổi phẩm chất cây gỗ so với trước chuyển hoá một cách rất có ý nghĩa.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

28-03-2015

Cách trích dẫn

Văn Mùi, T., Việt Hải, B., & Xuân Hoàn, P. (2015). HIỆU QUẢ LÂM SINH CỦA KỸ THUẬT CHUYỂN HÓA RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ VĂN HOÁ ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 038–047. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1287

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng