THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GHI NHẬN MỚI VỀ PHÂN BỐ LOÀI CÂY CÓC ĐỎ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) Ở RỪNG PHÒNG HỘ LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Trần Thị Ngoan Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Hoàng Như Hà Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành

Từ khóa:

Cóc đỏ, Long Thành - Đồng Nai, phân bố, rừng ngập mặn, thành phần loài

Tóm tắt

Bài báo này đề cập đến thành phần loài thực vật ngập mặn và hiện trạng phân bố của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) tại rừng phòng hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tổng số 42 loài, 34 chi thuộc 26 họ của 2 ngành Polypodiophyta và Magnoliophyta đã được xác định ở khu vực này. Trong đó, ghi nhận 22 loài thực vật ngập mặn thực thụ (52,38%), 20 loài thực vật gia nhập (47,62%), 2 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN (2020). Có 5 nhóm dạng sống và 9 nhóm giá trị sử dụng đã được ghi nhận ở đây. 12 kiểu quần xã thực vật đã được tìm thấy ở khu vực này, kiểu quần xã Đước đôi giữ vai trò ưu thế sinh thái và chức năng phòng hộ quan trọng. Lumnitzera littorea là loài thực vật ngập mặn thực thụ được ghi nhận mới về phân bố ở rừng phòng hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng số 75 cây trưởng thành phân bố trên diện tích 13.147 m2 (1,3147 ha), mật độ 2 - 4 cây/100 m2. Loài này phân bố chủ yếu với các loài cây ngập mặn thực thụ, độ cao phân bố từ 6 đến 12 m so với mực nước biển. Có 259 cây tái sinh được xác định, mật độ phân bố 3 - 7 cây/m2, nhiều nhất ở cấp chiều cao > 2 m và thấp nhất ở cấp chiều cao < 1 m. Tổng số 15 cây mẹ được xác định có cây tái sinh xuất hiện, mật độ tái sinh trong tán 3 cây/m2, ngoài tán 5 - 8 cây/m2. Tất cả các cây tái sinh được tìm thấy đều có nguồn gốc từ hạt.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

15-12-2020

Cách trích dẫn

Văn Hợp, N., Thị Ngoan, T., Thị Hạnh, N., & Như Hà, H. (2020). THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GHI NHẬN MỚI VỀ PHÂN BỐ LOÀI CÂY CÓC ĐỎ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) Ở RỪNG PHÒNG HỘ LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 081–091. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/583

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>