Đặc điểm sinh thái loài Trà hoa vàng bù gia mập (Camellia bugiamapensis Orel & Luu sp. Nov.) tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước


Các tác giả

  • Lê Văn Cường Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Lâm Nhật Long Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Khương Hữu Thắng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
  • Nguyễn Trọng Phú Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Trần Thị Ngoan Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.1.2025.034-043

Từ khóa:

Bảo tồn loài, đặc điểm hình thái, đặc điểm tái sinh, hiện trạng phân bố, thực vật đặc hữu

Tóm tắt

Trà hoa vàng bù gia mập (Camellia bugiamapensis Orel & Luu sp. Nov.) là loài cây đặc hữu, có giá trị cao về mặt y học và bảo tồn. Bài báo này được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin chi tiết về đặc điểm sinh thái học của loài Trà hoa vàng bù gia mập, phân bố tự nhiên tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Để thu thập và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp điều tra truyền thống bao gồm: Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều tra thực địa theo tuyến và ô tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Loài Trà hoa vàng bù gia mập chủ yếu phân bố dưới tán rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao gỗ-tre nứa, tại các vùng ven sườn đồi có khí hậu mát mẻ, độ cao từ 300-800 m so với mực nước biển, với độ dốc địa hình dao động từ 4-17°. Nhiệt độ trung bình tại khu vực phân bố là 26°C và lượng mưa bình quân hàng năm là 2.527 mm. (2) Cây Trà hoa vàng bù gia mập tái sinh tự nhiên chủ yếu phân bố ở các cấp chiều cao từ 0,5-1 m. Quá trình tái sinh chủ yếu diễn ra qua hạt, chiếm tỷ lệ lớn, lên tới 82,18% tổng số cây tái sinh. Những phát hiện của nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học vững chắc, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Trà hoa vàng bù gia mập tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Tài liệu tham khảo

. Trần Thị Thu Hà & Vũ Thị Luận (2021). Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia hakodae Ninh, Tr.) tại Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. 2: 98-105.

. Lê Thanh Toán, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Giang An & Lê Thị Hương (2022). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của Trà hoa vàng vũ quang (Camellia vuquangensis) và Trà hoa vàng hà tĩnh (Camellia hatinhensis) ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh. 51(2A): 49-57.

. Hà Công Chiến, Nguyễn Trọng Cường, Lê Văn Quân, Đặng Văn Hà, Vũ Quang Nam, Cao Thị Việt Nga, Nguyễn Thị Yến, Vũ Văn Sơn & Phan Thanh Hương (2022). Một số đặc điểm lâm học loài Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart) tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 3: 046-052.

DOI: 10.55250/jo.vnuf.2022.3.046-052 DOI: https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.3.046-052

. George Orel, Peter G. Wilson, Anthony S. Curry & Luu Hong Truong (2014). Four New Species and Two New SectionsSections of Camellia (Theaceae) from Vietnam. Novon: A Journal for Botanical Nomenclature. 23(3): 307-318. DOI: https://doi.org/10.3417/2012076

. M.C. Rivers (2018). Camellia bugiamapensis. The IUCN Red List of Threatened Species 2018: e.T70424083A70424091. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T70424083A70424091.en. DOI: https://doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T70424083A70424091.en

. Lê Văn Cường, Đặng Việt Hùng, Mai Hải Châu, Trần Thị Ngoan, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Qúy & Nguyễn Trọng Phú (2024). Đặc điểm sinh học của loài cây Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) phân bố trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 13(4): 069-077.

DOI: 10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.069-077 DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.069-077

. Nguyễn Nghĩa Thìn & Đặng Thị Sy (2004). Hệ thống học thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

. Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên (2000). Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Phạm Hoàng Hộ. (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2, trang 889. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

. Lê Văn Cường, Mai Hải Châu, Trần Thị Ngoan, Đặng Việt Hùng, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Trọng Phú & Lê Đình Lương (2024). Đặc điểm sinh thái của loài cây sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) phân bố tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 8(3): 4519-4529. DOI: https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1185

. Daniel Marmillod (1982). Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

. R Core Team (2024). R: A language and environment for statistical computing. R Foundation for Statistical Computing, Vienna, Austria.

. IBM Corp. (2017). IBM SPSS Statistics for Windows, Version 25.0. Armonk, NY: IBM Corp.

Tải xuống

Số lượt xem: 47
Tải xuống: 25

Đã Xuất bản

14/02/2025

Cách trích dẫn

Văn Cường, L., Lâm Nhật Long, Hữu Thắng, K., Trọng Phú, N., & Thị Ngoan, T. (2025). Đặc điểm sinh thái loài Trà hoa vàng bù gia mập (Camellia bugiamapensis Orel & Luu sp. Nov.) tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(1), 034–043. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.1.2025.034-043

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>