MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI THÔNG XUÂN NHA (Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyên & T. H. Nguyên.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Sinh học, sinh thái học, Thông xuân nha, Xuân Nha

Tóm tắt

Thông xuân nha là loài mới và là loài thông 5 lá thứ ba sau Thông đà lạt, Thông pà cò được ghi nhận ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tại Khu BTTN Xuân Nha cho thấy, loài này phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 900 - 1400 m thuộc dãy Pha Luông của Cao nguyên Mộc Châu, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều đỉnh núi đá vôi xen lẫn núi đất và sườn dốc dựng đứng. Loại đất chính là đất sét phát triển từ đá mẹ sa thạch, sa phiến thạch. Điểm chú ý quan trọng là loài Thông này có 5 lá dài/bẹ (tới 25 cm) mềm, thường buông thõng xuống, khả năng tái sinh hạt tự nhiên rất hạn chế và đặc biệt là hạt không có cánh (khác với đặc trưng của họ Thông (Pinaceae), vỏ hạt dày. Loài này phân bố nơi có độ tàn che bình quân 0,5 - 0,6 và thường mọc thuần loài theo đám hoặc mọc kèm với các loài cây lá rộng thường xanh thuộc họ Chè (Theaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), Lau, Sặt... Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp những thông tin mới về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Thông xuân nha với cụm 5 lá dài/bẹ thứ ba ở Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 84
Tải xuống: 199

Đã Xuất bản

28/02/2017

Cách trích dẫn

Văn Hợp, N., & Thị Hạnh, N. (2017). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI THÔNG XUÂN NHA (Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyên & T. H. Nguyên.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 026–034. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1099

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>