XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH CÁC LÂM PHẦN RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia conifera) TỐI ƯU VỀ KINH TẾ TẠI TUYÊN QUANG


Các tác giả

  • Lê Đức Thắng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Đào Thị Thu Hà Trường Đại học Tân Trào
  • Phạm Văn Ngân Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Nguyễn Ngọc Quý Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Đinh Thị Ngọc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Đỗ Quý Mạnh Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chu kỳ kinh doanh, hiệu quả kinh tế, NPV, rừng trồng Mỡ, Tuyên Quang

Tóm tắt

Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu cho các lâm phần rừng trồng trên cơ sở tối đa hóa giá trị lợi nhuận thuần từ 1 luân kỳ hay nhiều luân kỳ trồng rừng là vấn đề quan trọng trong kinh tế lâm nghiệp và lâm sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao cây, tiết diện ngang, thể tích thân cây cá thể và lâm phần luôn tăng theo tuổi lâm phần, nhưng mật độ lại có xu hướng giảm theo tuổi lâm phần, giảm từ 4,9% tổng số cây (tuổi 10 so với tuổi 7) đến 46,8% (tuổi 20 so với tuổi 15). Giá trị ΔM max là 13,80 m3/ha/năm ở tuổi 15, cũng là thời điểm các lâm phần đạt thành thục về số lượng. Tỷ lệ lợi ích - chi phí đạt từ 1,3 lần (chu kỳ 7 năm) đến 4,9 lần (chu kỳ 15 năm). Tỷ lệ hoàn vốn nội tại cao nhất là 48,0% (chu kỳ 13 năm), thấp nhất là 16,4% (chu kỳ 7 năm). Chu kỳ kinh doanh tối ưu đối với các lâm phần rừng trồng Mỡ ở Tuyên Quang là thời điểm ΔM đạt max và mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất là 91.319.200 đồng/ha/chu kỳ (15 năm) và đạt 6.087.950 đồng/ha/năm ở 15 năm, thay vì 10 năm hay 13 năm như hiện nay.

Tải xuống

Số lượt xem: 63
Tải xuống: 11

Đã Xuất bản

14/03/2021

Cách trích dẫn

Đức Thắng, L., Thị Thu Hà, Đào, Văn Ngân, P., Ngọc Quý, N., Thị Ngọc, Đinh, Thị Hồng Vân, N., Quý Mạnh, Đỗ, & Thế Đồi, B. (2021). XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH CÁC LÂM PHẦN RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia conifera) TỐI ƯU VỀ KINH TẾ TẠI TUYÊN QUANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 052–062. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/530

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng