Mô hình phân bố độ phong phú của các loài cây gỗ trong rừng lá rộng thường xanh ở tỉnh Cao Bằng


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Quý Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Chi nhánh phía Nam
  • Quốc Minh Dũng Văn phòng tỉnh ủy, tỉnh Cao Bằng
  • Nguyễn Thị Hương Ly Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Anh Thanh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

đường cong Robbins, hồ sơ đa dạng, mô hình Volkov, môi trường bị xáo trộn, lý thuyết ổ sinh thái

Tóm tắt

Mô hình phân bố độ phong phú của các loài (SAD) là một mô tả định lượng về số cá thể của các loài trong một khu vực hoặc ô lấy mẫu, cung cấp nền tảng giúp hiểu các đặc điểm của quần xã và cơ chế duy trì sự đa dạng. Nghiên cứu này phân tích sự khác biệt về SAD của các loài cây gỗ và cơ chế đằng sau của chúng ở hai môi trường có chế độ xáo trộn khác nhau trong rừng lá rộng thường xanh ở Vườn quốc gia Phia Oắc-Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Dữ liệu được thu thập trên 06 ô nghiên cứu 01 ha, trong đó, 03 ô nghiên cứu nằm trong vùng lõi và 03 ô nằm trong vùng đệm, đại diện cho môi trường không bị xáo trộn và bị xáo trộn tương ứng. Nghiên cứu đã sử dụng các đường cong tích lũy và Robbins, hồ sơ đa dạng và 06 mô hình SAD để mô tả dữ liệu quan sát. Kết quả cho thấy: (1) Thành phần loài trong hai môi trường sống có sự khác biệt về số lượng và độ phong phú loài. (2) Tính đa dạng và mức độ đồng đều trong môi trường không bị xáo trộn cao hơn so với môi trường bị xáo trộn. (3) Lý thuyết trung lập và ổ sinh thái cùng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cơ chế duy trì tính đa dạng loài trong các quần xã ở khu vực nghiên cứu. (4) Mô hình trung lập chỉ ra rằng, có sự di cư loài từ các lâm phần trong vùng lõi sang vùng đệm của Vườn quốc gia.

Tải xuống

Số lượt xem: 137
Tải xuống: 43

Đã Xuất bản

13/12/2023

Cách trích dẫn

Văn Quý, N., Minh Dũng, Q., Thị Hương Ly, N., Anh Thanh, L., & Văn Hợp, N. (2023). Mô hình phân bố độ phong phú của các loài cây gỗ trong rừng lá rộng thường xanh ở tỉnh Cao Bằng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(6), 036–045. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/52

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng