NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HỒNG NHUNG CỔ (Rosa sp.)


Các tác giả

  • Khuất Thị Hải Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Kiều Trí Đức Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thế Hưởng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hồ Thị Xuân Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

BAP, Hồng nhung cổ, IBA, nhân giống, nuôi cấy mô

Tóm tắt

Hồng nhung cổ (Rosa sp.) là một trong những giống hoa hồng quí của Việt Nam, có mùi thơm dễ chịu, bên cạnh việc sử dụng làm trang trí trong gia đình, còn được sử dụng để chưng cất tinh dầu dùng rộng rãi trong công nghệ mỹ phẩm và dược phẩm. Nhân giống in vitro giúp tạo ra cây giống sạch bệnh và cung cấp số lượng lớn cây con cho trồng vùng nguyên liệu. Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Hồng nhung cổ bằng phương pháp nuôi cấy in vitro cho thấy: Công thức khử trùng hiệu quả nhất để tạo mẫu sạch từ chồi là sử dụng HgCl2 0,1%, trong vòng 6 phút với 38,9% mẫu sạch nảy chồi sau 3 tuần nuôi cấy. Môi trường thích hợp nhất tái sinh chồi là MS + 1,5 mg/l BAP chiều cao chồi lớn nhất (đạt 2,1 cm) và 2,4 chồi tái sinh/nách lá, chất lượng chồi tốt (chồi xanh và mập) sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS + 1 mg/l BAP + 0,5 mg/kinetin + 0,3 mg/l NAA cho hiệu quả nhân nhanh chồi tốt nhất với tỉ lệ mẫu tạo cụm chồi đạt 94,4%, chiều cao chồi đạt 4,1 cm, hệ số nhân chồi đạt 3,9 lần sau 8 tuần nuôi cấy. Tạo cây con hoàn chỉnh trong môi trường MS + 0,5 mg/l IBA với tỉ lệ chồi ra rễ đạt 97,8%, 3,8 rễ/chồi và rễ dài 3,5 cm, rễ có chất lượng tốt sau 2 tuần nuôi cấy. Qui trình nhân giống thành công có thể áp dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất cây giống Hồng nhung cổ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu cây giống hiện nay.

Tải xuống

Số lượt xem: 30
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

27-07-2021

Cách trích dẫn

Thị Hải Ninh, K., Thị Thơ, N., Trí Đức, K., Thế Hưởng, N., & Thị Xuân Hồng, H. (2021). NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HỒNG NHUNG CỔ (Rosa sp.). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 028–034. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/498

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>