THÀNH PHẦN LOÀI NẤM TRONG GỖ TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH


Các tác giả

  • Nguyễn Thành Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Mai Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Mai Lương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Tuấn Kha Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dó bầu, loài nấm, thành phần, trầm hương

Tóm tắt

Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu về vai trò của vi sinh vật trong quá trình tạo trầm hương trên một số loài thực vật thuộc chi Dó trầm (Aquilaria). Dựa trên giả thuyết về mối liên hệ giữa vi sinh vật nội cộng sinh trong cây và sự hình thành trầm hương, chúng tôi đã phân lập và mô tả đặc điểm sinh học của các chủng nấm cộng sinh từ gỗ cây Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) thu tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bằng phương pháp phân tích, mô tả đặc điểm hình thái, đã xác định được 5 chủng nấm trong gỗ trầm hương nghiên cứu, đó là: nấm Bào tử lông roi (Pestalotiopsis sp.) thuộc họ nấm Đĩa đen (Melanconidaceae); nấm Bào tử lưỡi liềm (Fusarium sp.) thuộc họ nấm Bào tử đệm (Tuberculariaceae); nấm Mốc (Mucor sp.) thuộc họ nấm mốc (Mucoraceae); nấm Mốc xanh (Penicillium sp.) thuộc họ nấm Bào sợi (Hyphomycetaceae) và nấm Mốc khúc (Apergillus sp.) thuộc họ nấm Bào tử sẫm (Moniliaceae). Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ sự đa dạng của quần xã vi sinh vật cộng sinh với cây Dó bầu, cũng như cung cấp thêm dữ liệu về đặc điểm sinh học và hé lộ vai trò của vi sinh vật này trong sự tạo trầm, qua đó làm cơ sở khoa học tạo trầm hương trên rừng trồng cây Dó bầu bằng chế phẩm sinh học, đồng thời đóng góp nhất định cho vấn đề bảo tồn cây gỗ quý này tại Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 174
Tải xuống: 130

Đã Xuất bản

15/09/2021

Cách trích dẫn

Thành Tuấn, N., Mai Hương, B., Thị Mai Lương, N., Tuấn Kha, T., & Thị Thơ, N. (2021). THÀNH PHẦN LOÀI NẤM TRONG GỖ TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 150–157. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/390

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>