NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH DÒNG BẠCH ĐÀN H1 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO


Các tác giả

  • Dương Tiến Viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Phạm Ngọc Quỳnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Phan Thị Thu Hiền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Từ khóa:

Bạch đàn, dòng H1, nhân in vitro, nuôi cấy mô tế bào, quy trình

Tóm tắt

Kỹ thuật nhân nhanh dòng Bạch đàn H1 đã được nghiên cứu thành công. Công thức khử trùng vào mẫu đối với dòng Bạch đàn H1 tốt nhất với dung dịch Javen 10% trong 15 phút và HgCl2 0,1% trong 10 phút cho tỷ lệ mẫu sống sót, không nhiễm nấm khuẩn là 46,4%. Khi hoàn thiện kỹ thuật cấy mẫu dòng Bạch đàn H1, sử dụng mẫu ở đốt 2 có tỷ lệ tạo mẫu sống cao nhất, đạt 45,73%. Môi trường MS có bổ sung 20 ml/l nước dừa (MS*) thích hợp nhất với việc nhân nhanh chồi dòng Bạch đàn H1, hệ số nhân chồi đạt cao nhất 1,51. Nhân nhanh dòng Bạch đàn H1 in vitro trên môi trường MS* có bổ sung BAP 1,5 mg/l và kinetin 1,0 mg/l hệ số nhân chồi là 3,2 - cao nhất so với tất cả các công thức. Môi trường tốt nhất để ra rễ trong điều kiện in vitro của dòng Bạch đàn H1 là MS* bổ sung NAA 1 mg/l, trên môi trường này, tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất là 87,63%, rễ dài và khỏe, đủ điều kiện cho ra bầu đất. Quy trình nhân nhanh này có thể được cải biến và sử dụng cho các nghiên cứu nhân nhanh dòng Bạch đàn khác, phục vụ sản xuất cây trồng lâm nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 99
Tải xuống: 122

Đã Xuất bản

08/11/2021

Cách trích dẫn

Tiến Viện, D., Ngọc Quỳnh, P., & Thị Thu Hiền, P. (2021). NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH DÒNG BẠCH ĐÀN H1 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 031–038. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/398

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng