Ảnh hưởng của nano Coban lên một số chỉ tiêu trao đổi nước và năng suất của cây đậu tương


Các tác giả

  • Phan Thị Thu Hiền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Nguyễn Văn Đính Trường ĐHSP Hà Nội 2
  • Đặng Diễm Hồng
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.003-009

Từ khóa:

DT96, đậu tương, nano Coban, năng suất, trao đổi nước

Tóm tắt

Công nghệ nano là công nghệ mới được ứng dụng hiệu quả để tạo ra các sản phẩm hữu ích trong nông nghiệp, trong đó việc sử dụng công nghệ nano để tăng năng suất cây đậu tương đang là hướng đi tiềm năng. Cây đậu tương được sử dụng làm thực phẩm cho người, là nguồn cung cấp protein và dầu thực vật, ngoài ra còn là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt, đậu tương còn là cây trồng có khả năng cải tạo đất. Nghiên cứu này đã cho thấy ảnh hưởng của nano Coban đến một số chỉ tiêu trao đổi nước và năng suất của giống đậu tương DT96. Hạt đậu tương DT96 được xử lý bằng dung dịch nano Coban, tiến hành gieo trồng, sau đó xác định một số chỉ tiêu trao đổi nước của mô lá, xác định số lượng nốt sần và thống kê năng suất ở các công thức thí nghiệm. Kết quả cho thấy, khi xử lý hạt giống đậu tương DT96 với các dung dịch nano Coban đã tác động tích cực đến khả năng trao đổi nước cũng như làm tăng khả năng giữ nước ở giống đậu tương DT96 khi sử dụng với liều lượng 0,33 mg/kg hạt. Việc xử lý hạt đậu tương với nano Coban nồng độ 0,33 mg/kg hạt cũng có khả năng kích thích nốt sần phát triển và cao hơn nhiều so với đối chứng (ĐC) (65,33 nốt/cây), đồng thời khi sử dụng nồng độ này năng suất của giống đậu tương DT96 cũng đạt cao (2,68 tấn/ha). Đây là thí nghiệm cho phép nhân rộng quy mô sản xuất nâng cao năng suất giống đậu tương DT96 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tài liệu tham khảo

Balai CM, Majumdar SP, Kumawat BL (2005) Effect of soil compaction, potassium and coban on growth and yield of cowpea. Indian J. Pulses Res. 18(1):38-39

Hussain, M. I., & Reigosa, M. J. (2011). A chlorophyll fluorescence analysis of photosynthetic efficiency, quantum yield and photon energy dissipation in PSII antennae of Lactuca sativa L. leaves exposed to cinnamic acid. Plant Physiology and Biochemistry, 49(11), 1290-1298.

Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ohyama, T., Minagawa, R., Ishikawa, S., Yamamoto, M., Hung, N. V. P., Ohtake, N., ... & Takahashi, Y. (2013). Soybean seed production and nitrogen nutrition. A comprehensive survey of international soybean research-Genetics, physiology, agronomy and nitrogen relationships: 115-157.

Phan Hoàng Tuấn, Hoàng Thị Lan Anh, Lưu Thị Tâm, Ngô Thị Hoài Thu, Đào Trọng Hiền, Nguyễn Hoài Châu, Đặng Diễm Hồng, 2018a. Đánh giá hiệu quả tác động của hạt nano cobalt hóa trị 0 lên sinh trưởng và các thông số quang hợp của cây đậu tương Glycine max (L). Merril “DT51” ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Báo cáo toàn văn tại Hội nghị Khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2018. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, trang 1331- 1338.

Zareie, Sepideh, Pooran Golkar, and Ghasem Mohammadi-Nejad. "Effect of nitrogen and iron fertilizers on seed yield and yield components of safflower genotypes." African Journal of Agricultural Research 6.16 (2011): 3924-3929.

Tải xuống

Số lượt xem: 164
Tải xuống: 98

Đã Xuất bản

15/06/2024

Cách trích dẫn

Thị Thu Hiền, P., Văn Đính, N., & Diễm Hồng, Đặng. (2024). Ảnh hưởng của nano Coban lên một số chỉ tiêu trao đổi nước và năng suất của cây đậu tương. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(3), 003–009. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.003-009

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả