NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁI SINH HIỆU QUẢ GIỐNG MÍA KK3 THÔNG QUA CALLUS PHÁT SINH TỪ CUỘN LÁ NON


Các tác giả

  • Phan Thị Thu Hiền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Phạm Bá Hải Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Bùi Thị Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Phạm Ngọc Quỳnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Phạm Bích Ngọc Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Từ khóa:

Callus, cuộn lá non, KK3, tái sinh

Tóm tắt

Quy trình tái sinh hiệu quả giống mía KK3 đã được nghiên cứu thành công. Môi trường tạo mô sẹo tốt nhất cho giống mía KK3 là MS có bổ sung 4 mg/l 2,4-D, trên môi trường này, giống mía KK3 cho thấy tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất tỷ lệ mô sẹo đạt 94,78%. Môi trường MS có bổ sung 0,9 mg/L 2,4-D là môi trường tối ưu để mô sẹo của giống mía KK3 hình thành phôi soma. Trên môi trường này, giống mía KK3 cho tỷ lệ hình thành phôi soma cao nhất, đạt 82,39%. Môi trường thích hợp cho tỷ lệ tái sinh cao là MS có bổ sung 1,5 mg/L BAP và 0,5 mg/L kinetin với tỷ lệ 92,56%. Trên môi trường này, số chồi tạo thành/0,5 g cụm phôi là 40,24 chồi. Môi trường ra rễ tối ưu đối với giống mía KK3 là MS có bổ sung 3 mg/L α - NAA. Trên môi trường này, tỷ lệ ra rễ đạt 92,48%, số rễ/chồi là 8,01 rễ. Quy trình này có thể được áp dụng trong sử dụng cho các nghiên cứu cần thiết có quy trình tái sinh giống mía KK3.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

15-09-2021

Cách trích dẫn

Thị Thu Hiền, P., Bá Hải, P., Thị Thủy, B., Ngọc Quỳnh, P., & Bích Ngọc, P. (2021). NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁI SINH HIỆU QUẢ GIỐNG MÍA KK3 THÔNG QUA CALLUS PHÁT SINH TỪ CUỘN LÁ NON. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 011–020. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/376

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng