ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI PHAY (Duabanga sonneratioides Buch.-Ham.) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Nguyễn Duy Khánh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Thị Mai Sen Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Minh Toại Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

cấu trúc rừng, cây tái sinh, đặc điểm lâm học, Phay, tầng cây cao

Tóm tắt

Phay hay Phay sừng (Duabanga sonneratioides Buch.-Ham.) là loài gỗ lớn, sản lượng gỗ cao, chất lượng gỗ tốt đã và đang bị khai thác mạnh. Để góp phần bảo tồn và phát triển loài cây này, bài báo cung cấp kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Phay phân bố tự nhiên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ). Bằng phương pháp điều tra trên 12 tuyến và 20 ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời có diện tích mỗi ô là 2.500 m2 ở trạng thái rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng trung bình, rừng giàu. Kết quả cho thấy: (i) Phay là loài cây gỗ lớn, phân bố tự nhiên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất feralit xám, xám vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình và ở những nơi có độ cao từ 210 – 843 m, độ dốc từ 10 - 400, nhiệt độ trung bình từ 20,1 - 21,50C. Độ ẩm không khí trung bình từ 75% đến 83%. Lượng mưa từ 1.148 - 2.155 mm/năm. Các trạng thái rừng nơi có loài Phay phân bố có các loài Quao xanh, Gội trắng, Ràng ràng mít, Lòng mang, Bã đậu... chiếm ưu thế trong lâm phần. (ii) Khả năng tái sinh của loài Phay dưới tán rừng chiếm từ 2,75 đến 3,56% tổng số cây tái sinh, đặc biệt cây tái sinh càng lớn thì số lượng cá thể Phay giảm ở các địa điểm nghiên cứu. Phay gần như không tái sinh tự nhiên dưới tán cây mẹ. (iii) Trong tự nhiên Phay thường đi kèm với mội số loài Gáo lá to, Bã đậu, Xương cá, Quao xanh, Muồng ràng ràng… và một số loài khác.

Tải xuống

Số lượt xem: 34
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

28-02-2022

Cách trích dẫn

Duy Khánh, N., Thị Mai Sen, T., Thị Quỳnh, P., & Minh Toại, P. (2022). ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI PHAY (Duabanga sonneratioides Buch.-Ham.) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 017–023. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/358

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>