Hiệu quả của mô hình quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC: Nghiên cứu tại hợp tác xã Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa


Các tác giả

  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thị Mai Sen Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Kim Nghĩa Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Hồng Liên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.1.2025.063-072

Từ khóa:

FSC, hợp tác xã, quản lý rừng bền vững, tiêu chuẩn, Thạch Thành

Tóm tắt

Nhóm hộ chứng chỉ rừng Hợp tác xã (HTX) Thạch Thành đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo hệ thống chứng chỉ rừng FSC năm 2022 bởi tổ chức GFA (Đức) cho diện tích 3.232,96 ha với 1.575 hộ thành viên. Sau khoảng 3 năm thực hiện, đến nay các thành viên nhóm đã hiểu và chủ động thực hiện theo các yêu cầu của QLRBV. Bài báo này nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình QLRBV trên 3 khía cạnh: Xã hội, môi trường và kinh tế. Kết quả cho thấy: Mô hình QLRBV và chứng chỉ rừng tại HTX Thạch Thành không chỉ mang lại hiệu quả tích cực về môi trường, xã hội  mà còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn khi các chỉ tiêu lợi nhuận (NPV), tỷ lệ thu nhập – chi phí (BCR), tỷ lệ thu hồn vốn nội bộ IRR đều cao hơn so với khi chưa thực hiện QLRBV. Để nâng cao hiệu quả và khả năng nhân rộng mô hình, cần có các giải pháp đồng bộ từ phía chính quyền và sự tham gia tích cực của cộng đồng và người dân địa phương, bao gồm: (1) Tăng cường các chương trình tuyên truyền về quản lý rừng bền vững; (2) Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhóm hộ quản lý rừng; (3) Tìm kiếm các khu vực phù hợp để nhân rộng mô hình quản lý rừng bền vững và có sự liên kết theo chuỗi giữa chủ rừng – nhóm hộ - doanh nghiệp chế biến.

Tài liệu tham khảo

. Sarah Wolff & Jörg Schweinle (2022). Effectiveness and Economic Viability of Forest Certification: A Systematic Review. Journal Forests. 13(5): 798. DOI: https://doi.org/10.3390/f13050798.

. FSC (2014). Overview of the FSC Theory of Change: “Rewarding Responsible Forestry".

. Hà Sỹ Đồng (2016). Đánh giá quản lý rừng bền vững và giám sát thực hiện sau khi được cấp chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

. https://vfcs.org.vn/du-lieu-chung-nhan/.

. Lê Thị Huyền Trang, Dương Tiến Đức & Bùi Thế Đồi (2022). Đánh giá hiệu quả quản lý rừng bền vững của nhóm hộ chứng chỉ rừng Ngọc Sơn – Thanh Hóa sau khi được cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 1: 36-45.

DOI: 10.55250/jo.vnuf.2022.1.036-045.

. Trương Quang Hoàng & Hồ Lê Phi Khanh (2024). Đánh giá tác động của trồng rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản lý rừng (FSC) đến hiệu quả kinh tế của rừng trồng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 60(5):1-8. DOI: 10.22144/ctujos.2024.413

. Trần Đoàn Thanh Thanh & Nguyễn Thiện Tâm (2020). Phát triển mô hình rừng trồng có chứng chỉ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 129(5B): 79-94. DOI: 10.26459/hueuni-jed.v129i5B.5862

. Hoang Thi Nguyen Hai (2024). Toward sustainable forest management in Vietnam: Forest certification development and its policy implications. (Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Kyoto)

. Hợp tác xã QLRBV huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (2024). Phương án QLRBV nhóm hộ chứng chỉ rừng FSC Hợp tác xã QLRBV huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030, điều chỉnh năm 2024.

. Đỗ Văn Bản, Phạm Thị Luyện, Phạm Quang Tuyến, Bùi Hữu Thưởng & Phạm Tiến Dũng (2018). Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ). Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ, Bộ NN&PTNT.

Tải xuống

Số lượt xem: 23
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

14/02/2025

Cách trích dẫn

Thị Quỳnh, P., Thị Mai Sen, T., Thị Thu Hằng, N., Kim Nghĩa, H., Hồng Liên, L., & Tiến Dũng, P. (2025). Hiệu quả của mô hình quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC: Nghiên cứu tại hợp tác xã Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(1), 063–072. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.1.2025.063-072

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>