Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thàn mát đen (Millettia nigrescens Gagnep.) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Đà Nẵng


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Minh Toại Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Kim Nghĩa Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trọng Minh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Kim Thoa Trường Đai học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Phạm Tiến Dũng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

bán đảo Sơn trà, hình thái, Thàn mát đen, vật hậu

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thàn mát đen (Millettia nigrescens Gagnep.) đươc thực hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà. Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và dựa vào 6 ô tiêu chuẩn (1000 m2) phân bố theo các đai cao từ 0 - 200 m, 200 – 400 m, > 400 m nhằm xác định cấu trúc rừng nơi có Thàn mát đen phân bố, đặc điểm hình thái và vật hậu được theo dõi dựa vào 10 cây trưởng thành điển hình. Kết quả cho thấy Thàn mát đen có những đặc điểm sinh học đặc trưng như: lá kép lông chim 1 lần lẻ, màu xanh nhạt, trục lá dài 15 - 17 cm, lá mọc cách, có 5 - 7 lá chét mọc đối hình trái xoan đầu lá nhọn, đuôi tròn, chiều dài lá chét từ 4,5 - 9,8 cm, chiều rộng lá chét từ 2,6 – 4 cm. Hoa tự chùm ở nách lá đầu cành, dài đến 20 cm, màu tím nhạt. Hoa nở từ tháng 4 đến hết tháng 5. Quả đậu hình lưỡi dao gồm 2 - 5 hạt đậu. Quả chín từ tháng 8 đến tháng 12. Hạt dễ nảy mầm hình thành lớp cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ. Loài Thàn mát đen thường phân bố tập trung thành quần thể, đặc trưng cho khu vực núi thấp < 400 m, trong rừng tự nhiên, dọc suối và dọc đường đi, khả năng hỗn giao của chúng với các loài khác là lớn. Mật độ Thàn mát đen chiếm tỷ lệ lớn tại khu vực chúng phân bố (21,7 - 25%).

Tài liệu tham khảo

. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển I. NXB Trẻ, Hà Nội.

. Đinh Thị Phương Anh (1997). Điều tra khu hệ động – thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý Khu BTTN Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

. Phạm Thị Kim Thoa (2012). Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – TP. Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. (3): 2301-2309.

. H. Thomasius (1973). Wald, Landeskkultur und Gesdlschaft Steinkopf, Dresden. 439.

. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2005). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 – 2: Chất lượng đất – lấy mẫu – Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

. Hoàng Chung (2009). Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. NXB Giáo Dục.

. Trần Quang Bảo, Nguyễn Hải Tuất & Vũ Tiến Thịnh (2011). Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

. Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng (2013). Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng. Truy cập từ: https://ccco.danang.gov.vn/98_80_830/Dieu_kien_tu_nhien_thanh_pho_Da_Nang.aspx

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

16-04-2024

Cách trích dẫn

Thị Thu Hằng, N., Minh Toại, P., Thị Quỳnh, P., Kim Nghĩa, H., Trọng Minh, N., Thị Kim Thoa, P., & Tiến Dũng, P. (2024). Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thàn mát đen (Millettia nigrescens Gagnep.) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Đà Nẵng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(2), 050–057. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1606

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>