CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT RẮN CỦA NGƯỜI DÂN - AI GIẢI PHÁP PHÂN LOẠI RÁC ĐẦU NGUỒN


Các tác giả

  • Đinh Trần Việt Hoàng Trường Đại học An ninh nhân dân
  • Trần Nho Quyết Trường Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc, Trung Quốc
  • Nguyễn Thị Thanh Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

hành vi phân loại rác, mô hình SEM, rác thải sinh hoạt, thùng rác AI

Tóm tắt

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt rắn của người dân Việt Nam. Nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này, bao gồm: thái độ, định mức chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, nghĩa vụ đạo đức, chính sách của chính phủ hoặc địa phương. Do dịch Covid 19 nên dữ liệu được khảo sát trực tuyến một cách ngẫu nhiên từ các hộ gia đình, thu thập về  645 mẫu, sau khi loại bỏ các mẫu không đủ thông tin đáp ứng yêu cầu, còn lại 628 mẫu đạt tiêu chuẩn, số liệu mẫu thu được tiến hành áp dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để đo lường và xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt rắn. Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy tất cả các yếu tố giả thuyết đưa ra đều tác động cùng chiều và có nghĩa thống kê, trong các yếu tố đó thì kiểm soát hành vi nhận thức là yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo là hiệu quả của các chính sách của chính phủ và địa phương.  Từ đây chúng tôi đi thảo luận ý tưởng sử dụng thùng rác thông minh (thùng rác AI) trong phân loại rác thải sinh hoạt rắn đầu nguồn trong chính sách chung của Chính phủ, một trong những ý tưởng đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng và đây là một giải pháp nâng cao ý thức hành vi phân loại rác thải sinh hoạt rắn của người dân Việt Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

31-03-2022

Cách trích dẫn

Trần Việt Hoàng, Đinh, Nho Quyết, T., & Thị Thanh Hiền, N. (2022). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT RẮN CỦA NGƯỜI DÂN - AI GIẢI PHÁP PHÂN LOẠI RÁC ĐẦU NGUỒN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 116–126. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/349

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển