ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT CẤU ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LIỆU COMPOSITE DẠNG LỚP TỪ TRE VÀ GỖ


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bồ đề, composite tre-gỗ, composite dạng lớp, tính chất vật lý, tính chất cơ học

Tóm tắt

Vật liệu composite dạng lớp là vật liệu gồm nhiều lớp liên tục, được liên kết với nhau nhờ vật liệu kết dính tạo thành tấm. Tính chất của vật liệu composite dạng lớp phụ thuộc vào cơ tính của các vật liệu thành phần, sự phân bố hình học của vật liệu cốt, tác dụng tương hỗ giữa các vật liệu thành phần,... Trong nghiên cứu này, vật liệu cốt là Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) và gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) với chất kết dính là keo Phenol-Formaldehyde (P-F) được sử dụng để tạo ra vật liệu composite dạng lớp với 3 loại kết cấu khác nhau. Ảnh hưởng của kết cấu đến tính chất cơ, vật lý của vật liệu cũng đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vật liệu composite dạng lớp từ tre – gỗ được tạo ra ở cả 3 loại kết cấu đều đáp ứng được tiêu chuẩn GB/T 13123-2003 và LY/T 1573-2000 của Trung Quốc đối với ván ép lớp dùng trong xây dựng. Đặc biệt, tính chất cơ lý của vật liệu composite sản xuất từ Luồng và gỗ Bồ đề cao hơn sản phẩm ván dán sản xuất từ gỗ Bồ đề. Tỷ lệ kết cấu giữa gỗ và tre có ảnh hưởng lớn đến tính chất vật lý và cơ học của vật liệu composite sản xuất từ Luồng và gỗ Bồ đề. Khi tỷ lệ kết cấu R tăng từ 20-60% thì khối lượng thể tích và độ ẩm của vật liệu giảm, nhưng độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi uốn tĩnh và khả năng dán dính của màng keo tăng lên.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Thị Thanh Hiền, N., & Văn Chương, P. (2014). ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT CẤU ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LIỆU COMPOSITE DẠNG LỚP TỪ TRE VÀ GỖ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 092–101. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1349

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ