THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM DIỆN TÍCH RỪNG KHỘP Ở TÂY NGUYÊN


Các tác giả

  • Trần Quang Bảo Tổng cục Lâm nghiệp
  • Lã Nguyên Khang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Sỹ Doanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Thị
  • Phạm Văn Duẩn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Mai Dương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trọng Cương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Mất rừng, rừng khộp, suy thoái rừng, Tây Nguyên

Tóm tắt

Bài báo đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy giảm diện tích rừng khộp ở Tây Nguyên. Số liệu nghiên cứu được điều tra trên 202 ô tiêu chuẩn và thông qua phỏng vấn 150 người đại diện các cơ quan quản lý về lâm nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình ở địa phương; 20 cuộc thảo luận nhóm với các đơn vị chủ rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng Tây Nguyên có 305.651,69 ha rừng khộp, trong đó: rừng đặc dụng 101.129,58 ha, chiếm 33,09%; rừng phòng hộ 39.149,83 ha, chiếm 12,81% và rừng sản xuất là 165.372,28 ha, chiếm 54,10%. Giai đoạn 2010 – 2015, diện tích rừng khộp giảm 91.647,64 ha (bình quân 18.329 ha/năm) và giai đoạn 2015-2020, diện tích rừng khộp giảm 49.571,83 (bình quân 9.914 ha/năm). Các trạng thái rừng khộp giàu và trung bình có mật độ tương đối đồng đều, dao động từ 400 – 600 cây/ha, biến động về đường kính lớn (> 10%) chứng tỏ rừng có nhiều tầng tán. Các trạng thái rừng khộp nghèo và phục hồi có biến động về đường kính nhỏ (< 5%) chứng tỏ đây chủ yếu là rừng non, các cây gỗ lớn đã bị khai thác, cần có các biện pháp đề xuất để phục hồi và phát triển. Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng khộp được xác định bao gồm: Chuyển và xâm lấn rừng và đất rừng khộp sang sản xuất nông nghiệp; Chuyển rừng khộp nghèo sang trồng rừng nguyên liệu, Cao su; Ảnh hưởng của khai thác đến suy thoái rừng khộp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy giảm diện tích rừng khộp, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng khộp ở Tây Nguyên.

Tải xuống

Số lượt xem: 212
Tải xuống: 32

Đã Xuất bản

25/12/2023

Cách trích dẫn

Quang Bảo, T., Nguyên Khang, L., Sỹ Doanh, L., Văn Thị, N., Văn Duẩn, P., Thị Mai Dương, N., Thị Minh Nguyệt, B., & Trọng Cương, N. (2023). THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM DIỆN TÍCH RỪNG KHỘP Ở TÂY NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 065–077. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/307

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>