Một số quan điểm và đề xuất phân loại các trạng thái của rừng gỗ tự nhiên tại Việt Nam


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thêm Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

kiểu rừng, phân loại 2 trạng thái rừng, rừng gỗ nguyên sinh bị suy thoái, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng tự nhiên

Tóm tắt

Phân loại rừng là sắp xếp thảm thực vật rừng trong một vùng địa lý nhất định thành các kiểu rừng khác nhau. Phân loại trạng thái rừng là sắp xếp mỗi kiểu rừng thành các nhóm dựa theo những tiêu chí nhất định. Trong nghiên cứu này, các kiểu trạng thái rừng đã được phân loại theo dạng sống của thực vật, độ che phủ của cây thân thảo và cây bụi, độ tàn che của tán rừng, nguồn gốc rừng, thành phần loài cây gỗ ưu thế của quần thụ, sản lượng gỗ của quần thụ, hướng diễn thế của rừng, thời gian phục hồi rừng, mật độ và chất lượng cây tái sinh của những loài cây gỗ phù hợp với mục đích sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất không có rừng và rừng gỗ tự nhiên ở mức địa phương được phân loại thành 4 kiểu trạng thái. Kiểu trạng thái I là đất trống. Kiểu trạng thái II là rừng thứ sinh. Kiểu trạng thái III là rừng nguyên sinh bị suy thoái. Kiểu trạng thái IV là rừng nguyên sinh. Kiểu trạng thái I đã được phân loại nhỏ thành đất bị thoái hóa và đất được cỏ và cây bụi che phủ ở mức độ khác nhau. Kiểu rừng thứ sinh đã được phân loại nhỏ theo những nguyên nhân hình thành. Rừng gỗ nguyên sinh bị suy thoái được phân loại thành hai nhóm: (1) Rừng nguyên sinh được quản lý; (2) Rừng nguyên sinh không được quản lý. Hai nhóm rừng nguyên sinh bị suy thoái này được phân loại nhỏ thành 3 kiểu phụ: (1) Rừng nguyên sinh bị suy thoái ở mức độ cao; (2) Rừng nguyên sinh bị suy thoái ở mức độ trung bình; (3) Rừng nguyên sinh bị suy thoái ở mức độ thấp.

Tải xuống

Số lượt xem: 226
Tải xuống: 79

Đã Xuất bản

13/12/2023

Cách trích dẫn

Văn Thêm, N. (2023). Một số quan điểm và đề xuất phân loại các trạng thái của rừng gỗ tự nhiên tại Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(6), 046–055. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/294

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả