Đặc điểm sinh học của loài cây Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) phân bố trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước


Các tác giả

  • Lê Văn Cường Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
  • Đặng Việt Hùng Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
  • Mai Hải Châu Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
  • Trần Thị Ngoan Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Phú Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Quý Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, Chi nhánh phía Nam
  • Nguyễn Trọng Phú Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.069-077

Từ khóa:

Bổ béo đen, cây dược liệu, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, phân bố

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài cây là điều kiện tiên quyết cần thiết đảm bảo sự thành công trong hoạt động bảo tồn và phát triển loài. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm các thông tin về đặc điểm sinh học của loài cây Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) phân bố trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Các phương pháp điều tra truyền thống đã được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập. Bổ béo đen thường phân bố tập trung trong các khu rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao gỗ tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa gỗ, nơi có khí hậu ẩm mát, độ cao từ 442–490 m và độ dốc dưới 20o. Bổ béo phân bố chủ yếu trên đất feralit màu nâu tím phát triển trên đá mẹ bazan. Mật độ cây Bổ béo đen nơi loài xuất hiện khá cao, dao động từ 347 - 587 cây/ha trong các trạng thái rừng. Tỷ lệ cây Bổ béo đen trong các trạng thái rừng điều tra có chất lượng tốt đạt rất cao trên 50%. Bổ béo đen là dạng cây bụi, rễ cọc, chiều cao cây 2 – 3 m, lá đơn mọc cách, hoa lưỡng tính ở nách lá, quả kép, mỗi quả bao gồm 10 - 20 quả đại riêng lẻ, vỏ quả phủ lông ngắn màu gỉ sắt, mỗi quả chứa 1 hạt, cây thường ra hoa vào tháng 4 - 6. Kết quả của nghiên cứu này góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo tồn và phát triển bền vững loài cây Bổ béo đen trong tương lai, hướng tới việc gây trồng để nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương.

Tài liệu tham khảo

. Lê Thị Thanh Hương, Ngô Đức Phương, Hoàng Thị Tươi, Đinh Thế An, Nguyễn Trung Thành & Nguyễn Nghĩa Thìn (2014). Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 30(3): 7-16.

. Nguyễn Vũ Linh, Phạm Quốc Tuấn & Ngô Thị Bảo Châu (2022). Đặc điểm sinh học và phân bố của hai loài cây thuốc Sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) và Sâm bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam - Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ 5. 5: 207-212.

. Bộ Khoa học và Công nghệ. (2007). Sách Đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

. Nguyễn Tiến Bân (2000). Thực vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

. Nguyen Manh Cuong, Nguyen-Hai Nam, Yong Kim, Young-Jae You, Ki-Hwan Bae, Tran Van Sung & Byung-Zun Ahn (2002). Cytotoxic Activity of Vietnamese Herbal Medicines against A549 Cells Korean Journal of Pharmacognosy. 33(1): 64-68.

. Hung Viet & Alexander Потокин (2019). Diversity of Plant Species Composition and Forest Vegetation Cover of Dong Nai Culture and Nature Reserve, Vietnam. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 316: 012009.

. Lê Mộng Chân. & Lê Thị Huyên. (2000). Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Phạm Hoàng Hộ. (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1-3, 1027 tr. (quyển 1); 952 tr. (quyển 2) và 1027 tr. (quyển 3). Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

. L.V. Cuong, T.V. Sang, O.T. Bolanle-Ojo, T.Q. Bao, T.T. Ngoan, N.T. Tuan, N.X. Hung, Long L.V., Duong D.T.T. & N.V. Phu (2022). Soil Nitrogen content and storage in age sequence Acacia mangium plantations in the Southeastern Region of Vietnam. Malaysian Journal of Soil Science. 26: 120-132.

. L.V. Cuong, N.V. Quy, B.M. Hung, M.H. Chau & P.V.T.D. Doan (2024). The relative importance of stand and soil properties parameters on soil organic matter content of Acacia hybrid forests in the South Central Coast Region of Vietnam. Malaysian Journal of Soil Science. 28: 134-146.

. M. H. Chau, N. V. Quy, B. M. Hung, X. N. Xu, L. V. Cuong, T. T. Ngoan & Y. Z. Dai (2023). Soil nitrogen storage and associated regulation factors in an Acacia hybrid plantation chronosequence in Southern Vietnam. Applied Ecology and Environmental Research. 22(1): 145-162.

. P.V. Huong & L.V. Cuong (2002). The ecological interaction between endangered, precious and rare woody species in rich forest community: A case study in Tanphu protection forest, Vietnam. Biodiversitas. 23: 6119-6127.

. Vườn quốc gia Bù Gia Mập (2021). Báo cáo Thuyết minh phương án Quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Bù Gia Mập giai đoạn 2021-2030.

. Đỗ Đình Sâm & Nguyễn Ngọc Bình (2001). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 75
Tải xuống: 132

Đã Xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Văn Cường, L., Hùng, Đặng V., Mai Hải, C., Trần Thị, N., Nguyễn Văn, P., Nguyễn Văn, Q., & Nguyễn Trọng Phú. (2024). Đặc điểm sinh học của loài cây Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) phân bố trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(4), 069–077. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.069-077

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả