Kỹ thuật trồng thâm canh cây Trám đen ghép


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thanh Sơn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Văn Cường Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Bùi Văn Tường Hợp tác xã sản xuất & kinh doanh nông nghiệp 0789, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Từ khóa:

cây ghép, kỹ thuật, thâm canh, Trám đen

Tóm tắt

Trám đen (Canarium tramdemum Dai & Yakovlev, hoặc C nigrum (Luor) Engler), hoặc  Canarium Pimaela Leenh). Trám đen là cây lâm nghiệp đa tác dụng, cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng, đóng đồ gia dụng, quả Trám đen là một loại thực phẩm có giá trị, quả tươi giã lấy nước uống giải độc do ăn phải cá nóc, cá thối, chữa hóc xương cá. Quả khô tán bột, rắc chữa nứt nẻ da, nở miệng và trị sâu răng... Hiện nay, Trám đen đang được thu hái từ rừng tự nhiên hoặc trồng phân tán trong vườn hộ gia đình. Hầu hết các cây này là cây được trồng từ cây con bằng hạt hoặc tái sinh tự nhiên, thường cao 20 - 30 m, nên rất khó thu hái quả. Một số cây ghép chưa chú ý đến nguồn gốc cành ghép nên năng suất, sản lượng thấp, hay mất mùa, chất lượng của quả trám thấp. Để có thể đưa cây Trám đen ghép vào thực tiễn sản xuất, là cây có giá trị, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, cần tạo ra những cây Trám đen có nguồn gốc, năng suất và chất lượng quả ngon, chiều cao thấp dễ thu hái. Dưới đây là kỹ thuật trồng thâm canh Trám đen bằng cây ghép theo hướng lấy quả, được tổng hợp từ kết quả dự án khuyến nông TW “Xây dựng mô hình trồng thâm canh trám bằng cây ghép” từ 2020 - 2022.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 8

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Minh Thanh, N., Thanh Sơn, T., Văn Cường, L., & Văn Tường, B. (2023). Kỹ thuật trồng thâm canh cây Trám đen ghép. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 171–176. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/130

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>