XÁC ĐỊNH ADN MÃ VẠCH GIỐNG KEO LAI TB01 và BV71 (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH GIỐNG CÂY


Các tác giả

  • Thị Mai Hương Bùi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hà Văn Huân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Keo lai TB01, Keo lai BV71, giám định loài, ADN mã vạch, PCR

Tóm tắt

Giống Keo lai TB01 (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và BV71  (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) là giống cây có giá trị kinh tế cao đã được công nhận giống theo quyết định 1998/QD/BNN-KHCN ngày 11/07/2006. Tuy nhiên, đối với những người nông dân việc xác định giống chỉ bằng hình thái là hết sức khó khăn. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp ADN mã vạch để xác định các giống Keo lai TB01, BV71. ADN tổng số được tách chiết từ các mẫu lá của TB01, BV71 và được sử dụng để nhân bản các đoạn gen matK, rbcL, trnH-psbA và ITS2 bằng kỹ thuật PCR. Các kết quả chỉ ra rằng các băng của sản phẩm PCR đúng với kích thước dự kiến như 485 bp, 815 bp, 423 bp và 377 bp cho rbcL, matK, trnH-psbA và ITS2, tương ứng. Các trình tự này sau đó được so sánh với các trình tự trên Ngân hàng gen Quốc tế (NCBI). Kết quả đã chỉ ra rằng giống Keo lai TB01, BV71 có tỷ lệ tương đồng 100% của trình tự đoạn gen rbcL, tương đồng 99,75% của đoạn gen matK, tương đồng 99,76% của đoạn gen trnH-psbA, tương đồng 99,73% của đoạn gen ITS2. Kết quả cho thấy có thể sử dụng các chỉ thị matK, trnH-psbA và ITS2 làm ADN mã vạch để giám định giống Keo lai TB01, BV71 ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho việc xác định giống Keo lai TB01, BV71 đang trồng ở nước ta phục vụ các định hướng phát triển trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

. H. V. Huan, H. M. Trang & N. V. Toan (2018). Identification of DNA Barcode Sequence and Genetic

Relationship among Some Species of Magnolia Family. . Asian Journal of Plant Sciences. 17(1). 56-64.

. Muhammad Ismail, Aftab Ahmad, Muhammad Nadeem, Muhammad Asif Javed, Sultan Habibullah Khan, Iqra Khawaish, Aftab Alam Sthanadar, Sameer H. Qari, Suliman M. Alghanem, Khalid Ali Khan, Muhammad Fiaz Khan & Samina Qamer (2020). Development of DNA barcodes for selected Acacia species by using rbcL and matK DNA markers. Journal of Biological Sciences. 27(12). 3735-3742.

. W. J. Kress (2017). Plant DNA barcodes: Applications today and in the future. Journal of Systematics and Evolution. 55. 291–307.

. B. KYALANGALILWA, J.S. BOATWRIGHT, B.H. DARU, O. MAURIN & M BANK (2013). Phylogenetic position and revised classification of Acacia s.l. (Fabaceae: Mimosoideae) in Africa, including new combinations in Vachellia and Senegalia. Botanical Journal of the Linnean Society 172(4). 500–523.

. M. Latvis, S. M. E. Mortimer, D. F. MoralesBriones, S. Torpey, S. U. Convers, S. J. Jacobs, S. Mathew & D. C. Tank (2017). Primers for Castilleja and their utility across Orobanchaceae: I. Chloroplast primers. Appl Plant Sci. 5. 1-7.

. B.R. Maslin & L. Pedley (1988). Patterns of distribution of Acacia in Australia. Australian Journal of Botany 36. 385–395.

. D. L. Erickson N. Zhang, P. Ramachandran, A. , R. E. Timme R. Ottesen, V. A. Funk, Y. Luo & S. M. & Handy (2017). An analysis of Echinacea chloroplast genomes: Implications for future botanical identification. Scientific Reports. 2. 216.

. S. Zhu, Q. Li, S. Chen, Y. Wang, L. Zhou, C. Zeng & J. Dong (2018). Phylogenetic analysis of Uncaria

species based on internal transcribed spacer (ITS) region and ITS2 secondary structure. Pharm Biol. 56(1). 548-558.

. V. V. Thakur, S. Tiwari, N. Tripathi & G. Tiwari (2019). Molecular identification of medicinal plants with amplicon length polymorphism using universal DNA barcodes of the atpF–atpH, trnL and trnH–psbA regions. Biotech. 9. 1-10.

. S. Zhu, Q. Liu, S. Qiu, J. Dai & X. Gao (2022). DNA barcoding: an efficient technology to authenticate plant species of traditional Chinese medicine and recent advances. Chinese Medicine. 17. 112.

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

Bùi, T. M. H., & Hà, V. H. (2024). XÁC ĐỊNH ADN MÃ VẠCH GIỐNG KEO LAI TB01 và BV71 (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH GIỐNG CÂY. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1548

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng