NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC ĐOẠN MÃ VẠCH ADN (DNA BARCODE) CHO LOÀI ÁO CỘC (Liriodendron chinense) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH LOÀI


Các tác giả

  • Bùi Thị Mai Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Phong Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Áo cộc, cây phát sinh, giám định loài, mã vạch ADN

Tóm tắt

Áo cộc (Liriodendron chinense) là loài cây được đánh giá có giá trị kinh tế với cây làm cảnh, gỗ tốt. Hiện nay các loài này đang bị đe dọa và đã được liệt kê trong danh sách các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng vì hiệu quả sinh sản thấp. Vì vậy, việc xác định các đoạn mã vạch ADN cho loài Áo cộc phục vụ giám định loài là cần thiết. ADN tổng số được  phân lập từ lá cây Áo cộc. Các đoạn DNA barcode (rbcL, matK và trnH-psbA) được nhân bản từ ADN tổng số của cây bằng kỹ thuật PCR. Sản phẩm PCR chỉ ra rằng các băng thu được có kích thước giống với kích thước dự kiến, sau đó sản phẩm PCR được xác định trình tự nucleotide. Kết quả phân tích trình tự đã chỉ ra, đoạn rbcL có 658 nucleotide, đoạn matK có 543 nucleotide và đoạn trnH-psbA có 382 nucleotide. Các trình tự này sau đó được xử lý trên ngân hàng gen quốc tế NCBI đã tìm ra sự khác biệt với các loài Áo cộc khác: đoạn gen matK tương đồng 100% với loài Liriodendron chinense, đoạn gen rbcL tương đồng 99,1% với loài Liriodendron chinense, đoạn gen trnH-psbA tương đồng 92,4% với loài Liriodendron chinenses. Với 3 đoạn gen matK, rbcL, trnH-psbA, nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng đoạn gen trnH-psbA làm mã vạch ADN để giám định loài Áo cộc ở Việt Nam là tốt nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 111
Tải xuống: 29

Đã Xuất bản

15/12/2020

Cách trích dẫn

Thị Mai Hương, B., & Văn Phong, N. (2020). NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC ĐOẠN MÃ VẠCH ADN (DNA BARCODE) CHO LOÀI ÁO CỘC (Liriodendron chinense) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH LOÀI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 012–021. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/559

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả