NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ ÉP ĐẦU VÒI PHUN TỚI ĐỘ BỀN KÉO VÀ ĐỘ BỀN UỐN CỦA VẬT LIỆU PHỨC HỢP GỖ NHỰAKÉO VÀ ĐỘ BỀN UỐN CỦA VẬT LIỆU PHỨC HỢP GỖ NHỰA


Các tác giả

  • Quách Văn Thiêm Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
  • Trần Văn Chứ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Độ bền kéo, độ bền uốn, nhựa PP, vật liệu phức hợp gỗ nhựa

Tóm tắt

Chất lượng của vật liệu phức hợp gỗ nhựa thường được thể hiện qua các yếu tố như độ bền kéo, độ bền uốn,… Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với các thông số công nghệ ép, đặc biệt nhiệt độ ép đầu vòi phun. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép đầu vòi phun tới độ bền kéo, độ bền uốn có thể tiết kiệm năng lượng tiêu thu mà vẫn nâng cao độ bền cho sản phẩm. Các kết quả thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ ép thay đổi thì độ bền kéo, độ bền uốn đều thay đổi theo, tuy nhiên ở những mức độ khác nhau. Với các mức kết quả thực nghiệm chúng tôi đã tìm ra được phương trình tương quan giữa nhiệt độ ép đầu vòi phun và độ bền uốn, độ bền kéo là hàm bậc hai. Thông qua phương trình tương quan kết hợp với thực nghiệm đã xác định được độ bền kéo lớn nhất là 31,77 (MPa) khi nhiệt độ ép đầu vòi phun là 178oC và độ bền uốn lớn nhất su = 71,03 (MPa) khi nhiệt độ ép đầu vòi phun là 179oC. Nhiệt độ ép đầu vòi phun thích hợp nhất để sản xuất vật liệu phức hợp gỗ nhựa trên máy ép phun là 179oC.

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 15

Đã Xuất bản

28/09/2013

Cách trích dẫn

Văn Thiêm, Q., & Văn Chứ, T. (2013). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ ÉP ĐẦU VÒI PHUN TỚI ĐỘ BỀN KÉO VÀ ĐỘ BỀN UỐN CỦA VẬT LIỆU PHỨC HỢP GỖ NHỰAKÉO VÀ ĐỘ BỀN UỐN CỦA VẬT LIỆU PHỨC HỢP GỖ NHỰA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 086–091. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1484

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>