ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT TRE MĂNG NGỌT (Dendrocalamus latiflorus) ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÁN TRE ÉP KHỐI


Các tác giả

  • Phạm Lê Hoa Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Cao Quốc An Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Văn Chứ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo trượt màng keo, Modul đàn hồi, tre Măng ngọt, xử lý nhiệt

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của xử lý nhiệt đến tính chất cơ học của nguyên liệu tre Măng ngọt dùng làm vật liệu ván ép khối đã được nghiên cứu. Nghiên cứu lựa chọn chế độ xử lý nhiệt ở 5 cấp nhiệt độ là 130oC, 140oC, 150oC, 160oC và 170oC trong thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ và 5 giờ. Nghiên cứu đã tiến hành xác định các tính chất: tỉ lệ độ tổn hao khối lượng, độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi, độ bền kéo trượt màng keo. Đồng thời sử dụng phần mềm quy hoạch thực nghiệm Design-Expert 11.0 để đánh giá mối tương quan giữa nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý với tính chất cơ học của tre sau xử lý. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ xử lý cao, thời gian xử lý dài tỉ lệ tổn hao khối lượng sẽ tăng, độ bền kéo trượt màng keo sẽ giảm; độ bền uốn tĩnh của vật liệu tăng khi nhiệt độ xử lý ở 130oC, 140oC, 150oC và giảm khi nhiệt độ xử lý ở 160oC, 170oC; modul đàn hồi biến đổi không rõ nét. Phân tích ANOVA cho thấy nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất cơ học của tre sau xử lý nhiệt.

Tải xuống

Số lượt xem: 39
Tải xuống: 22

Đã Xuất bản

28/12/2019

Cách trích dẫn

Lê Hoa, P., Quốc An, C., & Văn Chứ, T. (2019). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT TRE MĂNG NGỌT (Dendrocalamus latiflorus) ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÁN TRE ÉP KHỐI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 105–113. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/697

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>