ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Phan Thanh Lâm Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
  • Nguyễn Thị Tuyến Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
  • Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Kiểu rừng, rừng quốc gia, thảm thực vật, thành phần loài, Yên Tử

Tóm tắt

Thảm thực vật rừng quốc gia Yên Tử được xác định với 2 kiểu thảm chính theo đai cao là: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp. Trong đó rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở đai cao dưới 700 m so với mực nước biển và là kiểu rừng chính tại rừng quốc gia Yên Tử với diện tích 2597,0 ha chiếm 93,3% diện tích toàn khu. Kiểu rừng này được chia làm 4 kiểu rừng phụ là: kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động có diện tích lớn nhất với 1019,9 ha chiếm 37% diện tích rừng quốc gia Yên Tử; tiếp đến là kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt 934,0 ha; kiểu phụ rừng trồng thứ sinh nhân tác với 545,5 ha và kiểu phụ trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh với 97,6 ha. Rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở đai cao trên 700 m  so với mực nước biển và chỉ chiếm 128,6 ha. Bên cạnh hệ sinh thái rừng tự nhiên với đa dạng về thành phần loài thì rừng trồng tại Yên Tử chiếm 19%. Tuy nhiên, rừng trồng ở đây còn đơn giản về thành phần loài, chủ yếu là Thông mã vĩ, Keo tai tượng và Bạch đàn trắng mà chưa trồng các loài cây bản địa. Nghiên cứu đã xây dựng bản đồ phân bố các kiểu thảm tại rừng quốc gia Yên Tử.

Tải xuống

Số lượt xem: 102
Tải xuống: 132

Đã Xuất bản

08/01/2024

Cách trích dẫn

Thanh Lâm, P., Thị Tuyến, N., & Văn Sâm, H. (2024). ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 087–095. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/2016-08-28

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>