ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT SINH DÒNG CHẢY VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TRONG QUY MÔ THÍ NGHIỆM


Các tác giả

  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tạ Thị DIệu LInh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thái Sơn Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dòng chảy mặt, lượng mưa trước đó 2 ngày (API2), quy mô thí nghiệm, vật liệu che phủ, xói mòn bề mặt

Tóm tắt

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của vật liệu che phủ trên mặt đất đến sự phát sinh dòng chảy và lượng đất xói mòn, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên 4 đối tượng khác nhau. Giá thể một là đất trống, giá thể hai là đất có lưới cước che bề mặt, giá thể ba là đất có thảm khô che phủ 100% bề mặt, giá thế 4 được che phủ bởi thảm cỏ.Các giá thể được thiết kế từ ngày 29/1/2015 đến ngày 25/2/2015 với cùng loại đất và đặt ở cùng độ dốc là 10o. Các trận mưa nhân tạo được tạo ra trong thời gian từ ngày 10/3/2015 đến ngày 4/5/2015 nhằm xác định sự phát sinh dòng chảy và lượng đất xói mòn từ các đối tượng nghiên cứu. Số trận mưa nhân tạo được thí nghiệm trong thời gian này là 18 với lượng mưa dao động từ 6.35 mm tới 31.75 mm. Số liệu về dòng chảy, lượng đất xói mòn sau khi được thu thập, phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ được phân tích bằng phần mềm R và excel nhằm tìm ra quy luật ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới sự phát sinh dòng chảy và xói mòn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) Dòng chảy mặt tỷ lệ thuận với lượng mưa trong cả 4 đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên hệ số dòng chảy mặt được tìm thấy lớn nhất là đất trống (74%), lần lượt sau đó là đất có lưới che phủ (71%), thảm khô (31%) và thảm cỏ (21%); (2) Thời gian xuất hiện dòng chảy mặt hay thời gian dòng chảy mặt bắt đầu xuất hiện sau mỗi trận mưa tỷ lệ nghịch với lượng mưa và hệ số mưa trước đó 2 ngày (API2). Lưới che có thời gian xuất hiện dòng chảy mặt sớm nhất (36 giây sau mưa), sau đó lần lượt đến đất trống (44 giây sau mưa), đất có thảm khô (68 giây sau mưa) và chậm nhất là Thảm cỏ (81 giây sau mưa); (3) Lượng đất xói mòn tỷ lệ thuận với lượng mưa và dòng chảy mặt. Lượng đất xói mòn của đất trống lớn nhất (4.5 g/trận mưa), sau đó đến lưới che (1.5g/trận mưa), thảm khô (1 g/trận mưa) và thảm cỏ (0.9 g/trận mưa); (4) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các vật liệu che phủ bề mặt khác nhau là biện pháp rất quan trọng nhằm điều tiết sự phát sinh dòng chảy mặt và bảo vệ đất chống xói mòn.

Tải xuống

Số lượt xem: 28
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

25/09/2015

Cách trích dẫn

Xuân Dũng, B., Thị DIệu LInh, T., & Thái Sơn, L. (2015). ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT SINH DÒNG CHẢY VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TRONG QUY MÔ THÍ NGHIỆM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 029–039. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1260

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2