ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÁ CHÙM NGÂY (Moringa oleifera L.) LÀM RAU


Các tác giả

  • Mai Hải Châu Cơ sở 2, Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dinh dưỡng, giống Chùm ngây, mật độ, năng suất, flavonoid

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định giống và khoảng cách trồng phù hợp sản xuất Chùm ngây làm rau theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ, 3 lần lặp lại, trên nền phân bò hoai mục với lượng 30 tấn/ha. Yếu tố lô chính (A) là 3 mật độ trồng (A1: 100 cây/m2; A2: 133 cây/m2 và A3: 200 cây/m2) và yếu tố lô phụ (B) là 5 giống (B1: giống Chiatai nhập từ Thái Lan; B2: giống thu thập từ Bình Thuận; B3: giống thu thập từ Ninh Thuận; B4: giống thu thập từ Đồng Nai; B5: giống thu thập từ Bà Rịa  – Vũng Tàu). Kết quả nghiên cứu cho thấy giống Chùm ngây Ninh Thuận có hàm lượng dinh dưỡng và flavonoid đạt cao nhất; sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái ở Đồng Nai; năng suất sinh khối đạt 171,7 và 198,7 tấn/ha; năng suất lá thực thu 36,6 và 36,9 tấn/ha tương ứng với hai điểm nghiên cứu Cẩm Mỹ và Trảng Bom. Mật độ gieo trồng thích hợp nhất trồng Chùm ngây làm rau là 100 cây/m2. Tổ hợp giống Chùm ngây Ninh Thuận và mật độ 100 cây/m2 cho năng suất lá thực thu đạt 30,53 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 418 triệu đồng/ha.

Tải xuống

Số lượt xem: 82
Tải xuống: 30

Đã Xuất bản

18/12/2015

Cách trích dẫn

Hải Châu, M. (2015). ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÁ CHÙM NGÂY (Moringa oleifera L.) LÀM RAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 021–031. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1217

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2