SỰ THAY ĐỔI TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) THEO CHIỀU DỌC VÀ CHIỀU NGANG THÂN CÂY


Các tác giả

  • Sichaleune Oudone Đại học Quốc gia Lào
  • Nguyễn Phan Thiết Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn trắng, khối lượng thể tích, tỷ lệ co rút

Tóm tắt

Khối lượng thể tích, tỷ lệ co rút là 2 đại lượng rất cơ bản của tính chất vật lí của gỗ và chúng ảnh hưởng rất lớn đến việc gia công và sử dụng gỗ. Tuy nhiên, đối với các loài cây khác nhau, ở các điều kiện lập địa khác nhau, các giá trị này cũng khác nhau. Bạch đàn trắng là loài cây rừng trồng phổ biến ở Lào. Gỗ của nó được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào về tính chất vật lí của chúng để làm cơ sở cho việc sử dụng loài cây này có hiệu quả. Nghiên cứu sau đây sẽ chỉ ra sự biến đổi của khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút của gỗ bạch đàn trắng Lào theo chiều dọc và chiều ngang thân cây nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo, cũng như định hướng gia công và sử dụng hiệu quả gỗ bạch đàn trắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Khối lượng thể tích theo chiều cao thân cây và theo hướng từ tâm ra vỏ có biến động. Tuy nhiên, sự biến động đó là không đáng kể. 2) Gỗ bạch đàn trắng có tỷ lệ co rút, đặc biệt là co rút theo hướng dọc thớ, lớn hơn các loại gỗ bình thường. 3) Biến động tỷ lệ co rút gỗ bạch đàn trắng thay đổi rất lớn: tăng dần từ gốc đến ngọn; từ tâm ra vỏ có sự biến động, nhưng giá trị không lớn.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

28/08/2016

Cách trích dẫn

Sichaleune Oudone, & Phan Thiết, N. (2016). SỰ THAY ĐỔI TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) THEO CHIỀU DỌC VÀ CHIỀU NGANG THÂN CÂY. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 096–102. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1137

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ