NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIEO ƯƠM CÂY CHIÊU LIÊU (Terminalia calamansanai) TẠI VƯỜN ƯƠM PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Vũ Thị Lan Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Chiêu liêu, hỗn hợp ruột bầu, kỹ thuật gieo ươm

Tóm tắt

Chiêu liêu (Terminalia calamansanai (BL) Rolfe) được chọn là loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng từ năm 2004. Đây là cây gỗ quý, có khả năng sinh trưởng trên các dạng lập địa nghèo chất dinh dưỡng, khí hậu khô hạn kéo dài. Do vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm nhằm sản xuất được cây con chất lượng cao để đưa vào trồng rừng cho loài cây này là thực sự cần thiết. Bài viết này công bố những kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về chất lượng hạt giống, các phương pháp xử lý hạt nảy mầm và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lô hạt có độ thuần khá cao, phương pháp xử lý hạt là dùng nước nóng 450C (2 sôi 3 lạnh) ngâm trong 12 giờ cho kết quả nảy mầm tốt nhất; kích thước bầu 15 × 25 cm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của Chiêu liêu ở vườn ươm từ 3 đến 6 tháng tuổi, đồng thời hạ thấp giá thành gieo ươm và trồng rừng. Để giúp Chiêu liêu sinh trưởng và phát triển nhanh trên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai, hỗn hợp ruột bầu cần được bổ sung 15% phân chuồng hoai so với khối lượng ruột bầu; hàm lượng super lân thích hợp cho sinh trưởng đường kính, chiều cao Chiêu liêu 3 tháng tuổi là 0 - 1% (kết hợp với 86% - 85% đất + 10% phân chuồng + 4% xơ dừa) so với khối lượng ruột bầu.

Tải xuống

Số lượt xem: 46
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

30/12/2017

Cách trích dẫn

Văn Việt, N., & Thị Lan, V. (2017). NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIEO ƯƠM CÂY CHIÊU LIÊU (Terminalia calamansanai) TẠI VƯỜN ƯƠM PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 074–080. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1020

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>