MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI KHÁO VÀNG (Machilus bonii Lecomte) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Lê Văn Phúc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Thoa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Công Hoan Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Duy Tuấn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Hồ Ngọc Sơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Trần Quốc Hưng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

Đặc điểm lâm học, Kháo vàng, mật độ, tái sinh, tổ thành

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Kháo vàng tại tỉnh Thái Nguyên là một phần kết quả trong đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Kháo vàng phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cấu trúc mật độ tầng cây gỗ nơi có loài Kháo vàng phân bố trung bình khoảng 272 cây/ha, trong đó Kháo vàng có mật độ trung bình 24 cây/ha. Chỉ số IV% của loài Kháo vàng biến động từ 9,23 - 12,1%. Rừng có cấu trúc gồm 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, thảm tươi. Thành phần thực vật khá phong phú từ 32 - 36 loài, với từ 4 - 9 loài ưu thế tham gia vào công thức tổ thành rừng. Kháo vàng luôn xuất hiện ở tầng tán chính và tầng vượt tán của rừng. Mật độ cây tái sinh của rừng biến động từ 2793 - 2880 cây/ha, trong đó mật độ loài Kháo vàng từ 327 - 460 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của rừng từ 36,48 - 41,79%; của loài Kháo vàng từ 15,9 - 22,88%. Loài Kháo vàng tái sinh có chất lượng tốt và có nguồn gốc từ hạt chiếm 100%. Mật độ tái sinh của loài Kháo vàng chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao < 0,5 m, mật độ tái sinh ở cấp chiều cao > 3 m là thấp nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 42
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

30/12/2018

Cách trích dẫn

Văn Phúc, L., Thị Thoa, N., Công Hoan, N., Duy Tuấn, N., Ngọc Sơn, H., & Quốc Hưng, T. (2018). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI KHÁO VÀNG (Machilus bonii Lecomte) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 069–076. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/888

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng