Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Nghiến (Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostern) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thoa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Hoàng Ngọc Dương Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn
  • Lê Văn Phúc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Trần Thị Thanh Tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Cao Xuân Cường Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn

Từ khóa:

cấu trúc, lâm học, mật độ, phân bố, tái sinh, tổ thành

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Nghiến được thực hiện tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và 12 ô tiêu chuẩn (1000 m2) cho thấy: Thành phần loài cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn biến động từ 17-27 loài, cây tái sinh biến động từ 8-19 loài. Nhóm loài cây ưu thế tham gia công thức tổ thành tầng cây gỗ từ 3-8 loài, tầng cây tái sinh  là 4-8 loài. Ở tầng cây cao, Nghiến có mặt trong công thức tổ thành của 7 ô tiêu chuẩn (OTC), tầng cây tái sinh, Nghiến có mặt trong công thức tổ thành ở 8 OTC. Mật độ trung bình tầng cây gỗ nơi có loài Nghiến phân bố là 480-600 cây/ha, mật độ loài trung bình loài Nghiến từ 10-70 cây/ha. Mật độ cây tái sinh của rừng trung bình là 3307±1010 cây/ha, mật độ loài Nghiến tái sinh trung bình là 260±164 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của rừng đạt 41,74±18,28%. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao > 1 m nhưng loài Nghiến phân bố ở cấp chiều cao < 0,5 m, cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt đất rừng.

Tải xuống

Số lượt xem: 51
Tải xuống: 28

Đã Xuất bản

21/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Thoa, N., Ngọc Dương, H., Văn Phúc, L., Thị Thanh Tâm, T., & Xuân Cường, C. (2023). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Nghiến (Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kostern) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(4), 045–052. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/137

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng