NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỒ MỘC HOÀNG CUNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Vĩnh Khánh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trọng Kiên Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đồ mộc cổ điển, đồ mộc Hoàng cung, Triều Nguyễn

Tóm tắt

Đồ mộc Hoàng cung Triều Nguyễn (1802-1945) có giá trị cao về nghệ thuật, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, được chế tác bởi những nghệ nhân đồ gỗ giỏi nhất nước thời bấy giờ. Những sản phẩm đồ mộc Hoàng cung hiện nay chủ yếu được lưu trữ tại Đại nội Huế, Viện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Số khác được lưu giữ tại dinh thự Vua Bảo Đại ở Đà Lạt và trong một số bộ sưu tập đồ gỗ cổ của các nhà sưu tầm trong và ngoài nước. Nghiên cứu chỉ ra, đồ mộc Hoàng cung Triều Nguyễn có sự kết hợp của 2 phong cách đồ mộc, đồ mộc truyền thống Việt Nam có ảnh hưởng lớn của đồ mộc Minh Thanh Trung Quốc và đồ mộc châu Âu cổ điển. Trong giai đoạn đầu và giữa của Triều Nguyễn (thời kỳ Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đồ mộc bị ảnh hưởng của phong cách thiết kế đồ mộc Trung Quốc. Thời kỳ cuối của Triều Nguyễn (thời kỳ Vua Đồng Khánh, Khải Định... Bảo Đại), đồ mộc là sự giao thoa phong cách Trung Quốc với phong cách châu Âu cổ điển như  Baroque và Rococo. Phương thức trang sức trên đồ mộc phong phú, công nghệ trang sức tinh xảo, là sự kết hợp phương pháp điêu khắc, sơn thếp, khảm nạm. Hoa văn trang trí mang ý nghĩa sâu sắc, tập trung phản ánh quyền uy của Hoàng đế, Triều đình, cầu chúc Quốc thái dân an và mang đậm tư tưởng Nho giáo, thường gặp như hoa văn Rồng, Phượng, Tứ linh, đồ án cổ...

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

30-08-2018

Cách trích dẫn

Thị Vĩnh Khánh, N., & Trọng Kiên, N. (2018). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỒ MỘC HOÀNG CUNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1945). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 151–159. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/874

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>