ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ SUẤT NÉN ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA GỖ KEO LAI, THÔNG NHỰA VÀ BẠCH ĐÀN URO XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT - CƠ


Các tác giả

  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Mạnh Tường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trọng Kiên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trọng Kiên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Ngọc Phước Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn, Keo lai, Thông nhựa, tỷ suất nén, xử lý nhiệt - cơ

Tóm tắt

Xử lý gỗ theo phương pháp nhiệt - cơ nhằm cải thiện một số tính chất vật lý, cơ học và độ bền tự nhiên của gỗ. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành xử lý 03 loại gỗ rừng trồng phổ biến ở Việt Nam: Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla) và Thông nhựa (Pinus merkusii). Các mẫu gỗ được gia công với kích thước 400 (l) x 120 (w) x chiều dày (t) mm. Quá trình hoá dẻo và nén ép được thực hiện trên máy ép nhiệt BYD 113/4 với 5 mức tỷ suất nén: 10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với cùng một chế độ nén ép, tỷ suất nén ảnh hưởng rõ nét đến độ đàn hồi trở lại của gỗ (độ đàn hồi trở lại lớn nhất đối với gỗ Bạch đàn và nhỏ nhất đối với gỗ Thông nhựa); khối lượng thể tích, độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi của gỗ tăng khi tỷ suất nén tăng. Để đạt được yêu cầu của gỗ nhóm III theo TCVN 1072-71, với gỗ Keo lai tỷ suất nén phải lớn hơn 30%, với gỗ Bạch đàn tỷ suất nén lớn hơn 20% và với gỗ Thông nhựa tỷ suất nén lớn hơn 40% mới đạt yêu cầu.

Tài liệu tham khảo

Phạm Văn Chương, Vũ Mạnh Tường (2014). Ảnh hưởng của nhiệt độ nén ép đến một số tính chất vật lý, cơ học của gỗ Tống quá sủ (Alnus nepalensis). Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 22:12-16.

Nguyễn Minh Hùng (2016). Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý ổn định kích thước đến tính chất của gỗ nén chỉnh hình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 5: 110-120.

Buan Anshari, Akihisa Kitamori, Kiho Jung, Ivon Hassel, Kohei Komatsu and Zhongwei Guan (2010). Mechanical properties of compressed wood with various compression ratios. Conference: Internation Symposium of Indonesian Wood Research Society, At Denpasar, Bali, Indonesis, Vol. 2

Kristiina Laine, Kristoffer Segerholm, Magnus Walinder, Lauri Rautkari, Graham Ormondroyd, Mark Hughes, Dennis Jones (2013). Micromorphological studies of surface densified wood. Journal of Materials Science, 49: 2027–2034.

L. Li, M. Gong, N. Yuan, D. Li (2012). Recovery of Mechanically Induced Residual Stresses in Densified Softwoods Created During a Densification Process. Journal of Wood and Fiber Science, 44(4): 365-373.

Youke Zhao, Zhihui Wang, Ikuho Iida, Rongfeng Huang, Jianxiong Lu, Jinghui Jiang (2015). Studies on pre-treatment by compression for wood drying I: effects of compression ratio, compression direction and compression speed on the reduction of moisture content in wood. Journal of Wood Science, 61(2): 113–119.

Tải xuống

Số lượt xem: 50
Tải xuống: 43

Đã Xuất bản

25/02/2019

Cách trích dẫn

Văn Chương, P., Mạnh Tường, V., Trọng Kiên, N., Trọng Kiên, N., & Ngọc Phước, L. (2019). ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ SUẤT NÉN ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA GỖ KEO LAI, THÔNG NHỰA VÀ BẠCH ĐÀN URO XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT - CƠ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 088–095. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/841

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>