Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho kiểm lâm và viên chức bảo vệ rừng


Các tác giả

  • Vũ Thị Bích Thuận Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Tạ Thị Thắm Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Trần Thị Kim Ngân Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Tạ Thị Ngọc Hà Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Võ Mai Anh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bồi dưỡng, kiểm lâm, lâm nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, viên chức quản lý bảo vệ rừng

Tóm tắt

Đánh giá này được thực hiện dựa trên những đánh giá về đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm và viên chức các Ban quản lý rừng (BQL) qua các năm từ 2016 đến nay và qua khảo sát từ phía các Chi cục Kiểm lâm, các BQL rừng, học viên đã tham gia các khoá bồi dưỡng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động ngành lâm nghiệp. Thời gian vừa qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cho kiểm lâm và viên chức các BQL rừng đã được tiến hành thường xuyên, nhận được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên hiện nay các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức có sự thay đổi, các chương trình bồi dưỡng cũng giảm tải và hướng tới bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Trong khi đó công việc của lực lượng lao động ngành lâm nghiệp, đặc biệt là kiểm lâm và viên chức các BQL rừng có những đặc thù và khó khăn riêng, yêu cầu công việc đối với lực lượng này không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn đáp ứng cả yêu cầu về đạo đức công vụ. Do vậy cần có những đánh giá tổng quát về công tác đào tạo, bồi dưỡng để đề xuất giải pháp trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 123
Tải xuống: 66

Đã Xuất bản

13/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Bích Thuận, V., Thị Thắm, T., Thị Kim Ngân, T., Thị Ngọc Hà, T., & Mai Anh, V. (2023). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho kiểm lâm và viên chức bảo vệ rừng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(6), 167–176. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/87

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển