ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI BUÔN ĐRĂNG PHÔK VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN


Các tác giả

  • Đồng Thị Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Hương Liên Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thiên Tạo Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Hoàng Thị Minh Huệ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hộ gia đình, nhân tố ảnh hưởng, phát triển sinh kế, thu nhập hỗn hợp, vùng đệm

Tóm tắt

Phát triển sinh kế của cộng đồng sống ở vùng đệm các vườn quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm. Thông qua nghiên cứu nhằm đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương trong việc nâng cao thu nhập, giảm áp lực lên nguồn tài nguyên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển tài nguyên vườn quốc gia. Để giải quyết vấn đề này tại buôn Đrăng Phôk thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, đề tài đã sử dụng bộ công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và tiến hành điều tra thu thập số liệu của 80 hộ gia đình. Kết quả phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng cho thấy có những đặc trưng điển hình về nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính tại điểm nghiên cứu. Hoạt động sản xuất chính của người dân là sản xuất nông lâm nghiệp theo lối quảng canh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và kinh nghiệm bản địa. Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại điểm nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên là: (1) Lúa nước, (2) Chăn nuôi, (3) Hoa màu, (4) Lâm sản ngoài gỗ, (5) Điều, (6) Diện tích đất. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình, đề tài đề xuất được 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập của cộng đồng tại buôn Đrăng Phôk, Vườn Quốc gia Yok Đôn, gồm: (1) Nâng cao chất lượng nguồn vốn sinh kế, (2) Phát triển chăn nuôi, (3) Hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất, (4) Thực hiện hiệu quả các chương trình chính sách hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Lê Đình Hải (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 4, tr. 162-171.

Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2013). Sinh kế vùng cao - Một số nghiên cứu điểm về phương pháp tiếp cận mới. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Ngọc Lân (chủ biên) (1999). Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Bá Ngãi (2001). Phương pháp đánh giá nông thôn. Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tổng cục Lâm nghiệp (2011). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Yok Đôn giai đoạn 2010 - 2020.

Đồng Thị Thanh, Pham Quang Vinh (2012). Bài giảng Lâm nghiệp cộng đồng. Trường Đại học Lâm nghiệp.

Thủ tướng chính phủ (2012). Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

UBND xã Đrông Na (2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2017; mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch năm 2018, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk.

Firey Walter (1999). Man, mind and land: a theory of resource use. Social Ecology Press.

Masozera MK, Alavalapati JRR (2004). Forest dependency and its implications for protected areas management: a case study from the Nyungwe Forest Reserve, Rwanda. Scandinavian Journal of Forest Research, 19, pp 85-92.

Mujawamariya G, Karimov AA (2014). Importance of socioeconomic factors in the collection of NTFPs: The case of gum arabic in Kenya. Forest Pol Econ, 42, pp 24-29.

Tải xuống

Số lượt xem: 27
Tải xuống: 140

Đã Xuất bản

25/02/2019

Cách trích dẫn

Thị Thanh, Đồng, Hương Liên, T., Thiên Tạo, N., & Thị Minh Huệ, H. (2019). ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI BUÔN ĐRĂNG PHÔK VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 130–140. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/855

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả