QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI CÁ CÓC THUỘC GIỐNG Tylototriton (AMPHIBIA: CAUDATA) Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thịnh Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Ninh Thị Hòa Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thị Ngần Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thiên Tạo Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Đỗ Hữu Dũng Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Phạm Thế Cường Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Phạm Văn Anh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Ngô Ngọc Hải Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Quảng Trường Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Hoàng Văn Chung Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Từ khóa:

Cá cóc, ND2, quan hệ di truyền, Tylototriton

Tóm tắt

Ở Việt Nam hiện ghi nhận 6 loài cá cóc thuộc giống Tylototriton: Cá cóc gờ sọ mảnh T. anguliceps; Cá cóc sần T. pasmansi; Cá cóc sần T. sparreboomi; Cá cóc sần thái T. thaiorum; Cá cóc việt nam T. vietnamensis và Cá cóc sần zíg-lơ T. ziegleri. Kết quả trình tự đoạn gen ND2 cho thấy các mẫu của loài T. anguliceps, T. pasmansi, T. sparreboomi, T. vietnamensisT. ziegleri có sai khác nhỏ hơn 1,80%, 0,50%, 0,02%, 0,50%, và 2,70%, tương ứng và không có sai khác về di truyền giữa các mẫu trong loài T. thaiorum. Sai khác di truyền giữa các loài trong giống Tylototriton dao động trong khoảng từ 3,86 đến 12,06%. Các loài cá cóc ở Việt Nam phân thành hai nhóm, nhóm I gồm năm loài T. ziegleri, T. pasmansi, T. sparreboomi, T. thaiorum, T. vietnamensis và nhóm II chỉ có loài T. anguliceps. Bên cạnh thảo luận về mối quan hệ di truyền của 6 loài cá cóc giống Tylototriton ở Việt Nam, chúng tôi mô tả hình thái của 6 loài ghi nhận, cụ thể kích thước dài thân (SVL) của các loài thuộc giống Tylotoriton từ 56 đến 75 cm và có các nốt sần trên lưng, bụng màu nâu hoặc nâu sẫm. Vùng phân bố của các loài thuộc giống Tylototriton được ghi nhận từ Hà Giang đến Nghệ An.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

22-12-2023

Cách trích dẫn

Văn Thịnh, N., Thị Hòa, N., Thị Ngần, N., Thiên Tạo, N., Hữu Dũng, Đỗ, Thế Cường, P., Văn Anh, P., Ngọc Hải, N., Quảng Trường, N., & Văn Chung, H. (2023). QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI CÁ CÓC THUỘC GIỐNG Tylototriton (AMPHIBIA: CAUDATA) Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 040–049. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/292

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả