NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT Ở KHU RỪNG TỰ NHIÊN MẪU SƠN, TỈNH LẠNG SƠN


Các tác giả

  • Phùng Văn Phê Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hệ thực vật, Lạng Sơn, Mẫu Sơn, rừng tự nhiên

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu hệ thực vật ở khu rừng tự nhiên Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thực vật của khu vực Mẫu Sơn là khá đa dạng, với 655 loài thuộc 406 chi và 148 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermae) chiếm ưu thế nhất với 125 họ (84,5%), 378 chi (93,1%), 608 loài (92,82%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 35 loài (5,34%), 19 chi (4,68%), 15 họ (10,1%); ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 6 loài (0,92%), 5 chi (1,23%), 5 họ (3,38%); ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 5 loài (0,76%), 3 chi (0,74%), 2 họ (1,35%); cuối cùng là ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) có 1 loài (0,15%), 1 chi (0,25%), 1 họ (0,68%). Trong ngành Hạt kín (Angiospermae) thì lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) chiếm ưu thế. Tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và Một lá mầm (Monocotyledoneae) lần lượt là 7 đối với số loài; 6,56 đối với số chi và 4,95 đối với số họ. Mười họ đa dạng nhất có 215 loài, chiếm 32,82% tổng số loài và mười chi đa dạng nhất có 64 loài, chiếm 15,76% tổng số loài của khu vực nghiên cứu. Về giá trị bảo tồn, ở khu vực Mẫu Sơn đã ghi nhận có 22 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm. Trong đó có 20 loài được cấp báo trong sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài được đưa vào Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, tài nguyên thực vật rừng ở khu vực Mẫu Sơn có thể được phân loại vào 15 nhóm công dụng khác nhau.

Tài liệu tham khảo

Agriculture, Fisheries and Conservation Department. Government of the Hong Kong Special Administrative Region (2007-2009). Flora of Hong Kong. Volume 1-3.

Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách Đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật). Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Brummitt R. K. (1992). Vascular Plant Families and Genera. Royal Botanic Garden, Kew.

Võ Văn Chi (Chủ biên), Trần Hợp (1999-2002). Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, 2. Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y Học, Hà Nội.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

Phạm Hoàng Hộ (1999-2003). Cây cỏ Việt Nam, quyển 1 - 3. Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Y Học, Hà Nội.

Trần Đình Lý và cộng sự (1993). 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Nxb. Thế giới, Hà Nội.

McNeill, J. (Chairman) (2012). International Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants (Melbourne Code). Regnum Vegetabile 154. Koeltz Scientific Books, 240 p.

Lã Đình Mỡi (chủ biên), Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản (2001-2002). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập I, II. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Richards, P.W. (1996). The Tropical rain forest. Cambride University Press.

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.

Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Wu Zhengyi and Peter H. Raven (Co-chairs of the editorial committee) (1994-2008). Flora of China Illustrations, volume 1 - 24. Sci. Press, Beijing and Missouri Botanical Garden. St. Louis.

Tải xuống

Số lượt xem: 74
Tải xuống: 77

Đã Xuất bản

25/02/2019

Cách trích dẫn

Văn Phê, P. (2019). NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT Ở KHU RỪNG TỰ NHIÊN MẪU SƠN, TỈNH LẠNG SƠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 071–078. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/837

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường