NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY TỤC ĐOẠN (Dipsacus japonicus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ


Các tác giả

  • Khuất Thị Hải Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phan Thị Trang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Văn Thắng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Văn Hiếu Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Đạo Đức – Hà Giang

Từ khóa:

Cụm chồi, nhân giống, nuôi cấy mô, Tục đoạn

Tóm tắt

Nhân giống Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq) bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được nghiên cứu thành công, kết quả cho thấy: Khử trùng hạt bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 1 phút và Javel 5% trong thời gian 20 phút cho kết quả 60% hạt sạch nảy mầm. Khử trùng chồi bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 2,5 phút, đạt kết quả 22,2% mẫu sạch nảy chồi. Môi trường dinh dưỡng cơ bản MS bổ sung 0,4 mg/l BAP; 0,4 mg/l TDZ thích hợp để nhân nhanh chồi, với 100% mẫu tạo cụm chồi, 5,2 chồi/cụm, chiều cao chồi đạt 3,4 cm. Tăng trưởng chồi trên môi trường dinh dưỡng cơ bản MS bổ sung 0,4 mg/l BAP; 0,2 mg/lKinetin; 0,1 mg/l NAA, chiều cao chồi đạt 7,5 cm. Môi trường dinh dưỡng cơ bản MS bổ sung 0,4 mg/l NAA  phù hợp để tạo cây con hoàn chỉnh,với tỉ lệ chồi ra rễ đạt 100%, chất lượng rễ tốt. Cây mô trồng trên giá thể phối trộn 50% đất tầng B với 25% cát và 25% trấu hun, cho tỷ lệ cây sống là 60% sau 4 tuần ra ngôi.

Tải xuống

Số lượt xem: 67
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

28/04/2019

Cách trích dẫn

Thị Hải Ninh, K., Thị Trang, P., Thị Thơ, N., Văn Thắng, B., & Văn Hiếu, V. (2019). NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY TỤC ĐOẠN (Dipsacus japonicus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 011–017. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/827

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>